Quỹ đất của nước ta được chia thành nhiều loại theo nhiều hình thức khác nhau. Một trong những cách chia phổ biến thường được sử dụng và để tạo nên giá trị của một diện tích đất đó là chia đất theo cách thức sử dụng. Đất nông nghiệp là một trong những loại đất được chia theo hình thức này. Đất nông nghiệp là đất sử dụng để trồng trọt đặc biệt là trồng lúa. Loại đất này cũng có thể thực hiện chuyển nhượng được và khi chuyển nhượng thì cần phải đóng các loại thuế theo quy định. Vậy cách tính thuế chuyển nhượng của loại đất này như thế nào? Mời bạn đón đọc bài viết “Cách tính thuế chuyển nhượng đất nông nghiệp như thế nào? ” dưới đây của LSX để có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai 2013
Điều kiện chuyển nhượng đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là loại đất chiếm diện tích khá lớn hiện nay. Đất nước ta là một đất nước có hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên nông nghiệp khá cao nên việc quản lý nguồn đất nông nghiệp luôn được các cấp ban nghành quan tâm và đẩy mạnh trong những năm gần đây.
Căn cứ điều 118 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Cụ thể người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển nhượng khi có các điều kiện sau đây:
– Có giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
– Đất không có tranh chấp.
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.
– Trong thời hạn sử dụng đất.
Tuy nhiên có một số trường hợp không được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp:
– Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
– Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
>> Xem thêm: Tội ngoại tình có bị đi tù không
Thủ tục để chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp
Để chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp cần thực hiện theo những thủ tục nhất định. Đầu tiên cũng giống như chuyển nhượng các loại đất khác thì bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ và các giấy tờ hợp lệ. Khi những giấy tờ này đã đầy đủ thì bạn nộp hồ sơ lên văn phòng đăng ký hoặc cơ quan địa chính xã để thực hiện chuyển nhượng.
Bước 1: các bên cần thực hiện công chứng hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ, trường hợp một trong các bên là tổ chức kinh doanh bất động sản thì không bắt buộc phải công chứng hợp đồng căn cứ khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013.
Hồ sơ yêu cầu công chứng, chứng thực gồm:
+ Đơn yêu cầu công chứng, chứng thực;
+ Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ;
+ Chứng nhận QSDĐ; hộ khẩu,
+ CMND của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng;
Tùy trường hợp, bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng là người độc thân thì còn có thể có thêm Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Bước 2: Bên nhận chuyển nhượng ra Văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương có đất để làm thủ tục đăng ký
Hồ sơ gồm có: (khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT)
a) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
b) Hợp đồng chuyển nhượng;
c) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
d) Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư;
Cơ quan đăng ký đất đai sẽ ra văn bản thông báo về nghĩa vụ thuế (thuế TNCN đối với cá nhân chuyển nhượng, lệ phí trước bạn đối với người nhận chuyển nhượng)
Bước 3: Các bên ra kho bạc để thực hiện nghĩa vụ tài chính, mang biên lai về nộp lại cho văn phòng đăng ký đất đai để hoàn tất thủ tục chuyển nhượng, sang tên.
Thủ tục trên đây là thủ tục thông thường áp dụng cho các loại đất, không chỉ riêng đất nông nghiệp.
Cách tính thuế chuyển nhượng đất nông nghiệp như thế nào?
Việc tính thuế khi chuyển nhượng bất động sản hoặc những tài sản lớn luôn là điều mà nhiều người quan tâm và thực hiện ngay từ đầu. Vì việc tính được khoản thuế mà bạn phải đóng có thể giúp bạn cân đối được nguồn tiền cũng như có những thoả thuận với bên mua/bên bán về thuế phí khi chuyển nhượng.
Khi chuyển nhượng đất nông nghiệp cá nhân, tổ chức cần phải đóng thuế vì đó là một hoạt động kinh doanh có liên quan đến tài sản và thu nhập. Theo quy định pháp luật hiện hành, chuyển nhượng đất nông nghiệp sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Tại Điều 12 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định như sau:
– Thuế suất đối với chuyển nhượng bất động sản là 2% trên giá chuyển nhượng hoặc giá cho thuê lại.
– Cách tính thuế:
+ Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản được xác định như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = giá chuyển nhượng x thuế suất 2%
+ Trường hợp chuyển nhượng bất sản là đồng sở hữu thì nghĩa vụ thuế được xác định riêng cho từng người nộp thuế theo tỷ lệ sở hữu bất động sản. Căn cứ xác định tỷ lệ sở hữu là tài liệu hợp pháp như: thoả thuận góp vốn ban đầu, di chúc hoặc quyết định phân chia của toà án… Trường hợp không có tài liệu hợp pháp thì nghĩa vụ thuế của từng người nộp thuế được xác định theo tỷ lệ bình quân.
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = giá chuyển nhượng x thuế suất 2%.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đơn yêu cầu giám định tâm thần 2024
- Mẫu đơn xin xác nhận quyền sử dụng đất 2024
- Cách điền tờ khai đăng ký người phụ thuộc như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Cách tính thuế chuyển nhượng đất nông nghiệp như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 12 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định như sau:
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
…
Thuế suất
Thuế suất đối với chuyển nhượng bất động sản là 2% trên giá chuyển nhượng hoặc giá cho thuê lại.
…
Cách tính thuế
a) Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản được xác định như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 2%
b) Trường hợp chuyển nhượng bất sản là đồng sở hữu thì nghĩa vụ thuế được xác định riêng cho từng người nộp thuế theo tỷ lệ sở hữu bất động sản. Căn cứ xác định tỷ lệ sở hữu là tài liệu hợp pháp như: thoả thuận góp vốn ban đầu, di chúc hoặc quyết định phân chia của toà án,… Trường hợp không có tài liệu hợp pháp thì nghĩa vụ thuế của từng người nộp thuế được xác định theo tỷ lệ bình quân.
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 2%
Tại Điều 7 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định:
Giá tính lệ phí trước bạ
Giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà, đất:
a) Giá tính lệ phí trước bạ đối với đất là giá đất tại Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành theo quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.
Trường hợp đất thuê của Nhà nước theo hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà thời hạn thuê đất nhỏ hơn thời hạn của loại đất quy định tại Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành thì giá đất của thời hạn thuê đất tính lệ phí trước bạ được xác định như sau:
Đồng thời tại Điều 8 Nghị định này quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với đất là 0,5%.
Số tiền lệ phí trước bạ phải nộp = 0,5% x Giá tính lệ phí trước bạ
Giá trị đất tính lệ phí trước bạ (đồng) = Diện tích đất chịu lệ phí trước bạ (m2) x Giá một mét vuông đất (đồng/m2) tại Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.