Đã cùng nhau kết hôn, tiến tới quan hệ vợ chồng trên tinh thần tự nguyên. Tuy nhiên, khi tình yêu đã không còn là ngọn lửa đốt cháy tình cảm, thì việc đi tìm những mối quan hệ khác đang diễn ra rất phổ biến hiện nay. Ngoại tình bị xử lí thế nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lí
- Luật hôn nhân và gia đình 2014
Nội dung tư vấn
1. Ngoại tình là hành vi trái pháp luật.
Pháp luật không cấm “tình một đêm” nhưng lại cấm hành vi chung sống như vợ chồng với người đã có gia đình. “Chung sống như vợ chồng” là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ. Việc sống chung thể hiện một cách công khai hoặc không nhưng được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó. Trên thực tế, việc sống chung với những người đã có gia đình như vợ chồng đã trực tiếp xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình. Hành vi này vi phạm nghĩa vụ “thủy chung” vốn có của hai bên, gây ảnh hưởng đến tình cảm gia đình. Cụ thể tại Luật hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định:
2. Cấm các hành vi sau đây:
…..
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Khi mà không còn tình cảm với vợ/chồng mình nữa, có lẽ ly hôn sẽ là phương án nên được lựa chọn. Quan hệ hôn nhân kết thúc thì bạn có quyền tiếp tục yêu đương hay kết hôn với người khác. Hành vi sống chung với người khác khi đang trong quan hệ hôn nhân là hành vi trai pháp luật.
2. Mức xử phạt.
Có hai mức xử phạt đối với hành vi sống chung như vợ chồng với người đã có vợ/chồng hay người đã có vợ/chồng sống chung như vợ chồng với người khác là xử lý hành chính hoặc hình sự tùy vào mức độ, tính chất nguy hiểm của hành vi.
Đối với xử phạt hành chính, mức tiền phạt với hành vi này lên đến 3 triệu đồng. Cụ thể quy định tại Điều 48, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 67/2015/NĐ-CP, cụ thể:
Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
Tuy nhiên, so với tình hình kinh tế, xã hội hiện nay, 3 triệu có lẽ là một khoản tiển không lớn lắm. Bởi vậy nên, hành vi “ngoại tình” vẫn diễn ra rất phổ biến. Tình trạng đánh ghen của các bà vợ càng nhiều. Nhưng, việc đánh ghen như vậy là một hành vi “về lý” thì không đúng. Bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính, hoặc hình sự với hành vi đánh ghen.
Tham khảo bài viết sau: Đánh ghen có thể bị phạt 20 năm tù
Về khởi tố hình sự, hành vi này có thể bị khởi tố theo tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng trong trường hợp dẫn đến hậu quả ly hôn; đã bị xử lý rồi mà còn vi phạm; Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; hoặc tệ hơn là đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó. Hành vi này có thể xử phạt cao nhất lên đến 6 năm tù. Cụ thể tại Điệu 182, Bộ luật hình sự 2015:
Điều 182: Vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Khi đã không còn tình cảm mà bị “cắm sừng” như vậy, bạn có thể thực hiện quyền đơn phương ly hôn để chấm dứt quan hệ hôn nhân. Người ta nói, “hôn nhân là nấm mồ tình yêu”, cứ cưới nhau rồi biết đúng không nào?
Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay