Công chức làm việc riêng trong giờ làm việc có bị kỉ luật

bởi Luật Sư X
công chức làm việc riêng

Tình trạng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước chơi Facebook, xem phim,tán ngẫu trong giờ làm việc đang trở nên phổ biến, không khó để bắt gặp việc đăng tải các hình ảnh, bình luận, chia sẻ thông tin cá nhân…của CBCC trong giờ hành chính. Vậy, việc cán bộ, công chức làm việc riêng trong giờ làm việc có vi phạm và xử lý gì không?Trong bài viết này, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

1. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức

Theo Điều 9 Luật Cán bộ công chức thì Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ được quy định:

  • Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
  • Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
  • Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
  • Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
  • Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 20 của Luật CBCC thì CBCC không được làm những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, theo điểm 2 của  Chỉ thị số 05/2008/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ Về việc nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước Cán bộ, công chức, viên chức, thì CB,CC, VC:

  • Phải chấp hành và sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật, nội quy, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
  • Không sử dụng thời giờ làm việc vào việc riêng; không đi muộn, về sớm, không chơi games trong giờ làm việc; không uống rượu, bia trước, trong giờ làm việc, kể cả vào bữa ăn giữa hai ca trong ngày làm việc và ngày trực;
  • Phải có mặt đúng giờ tại công sở theo giờ hành chính hoặc theo quy định cụ thể của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Như vậy, theo Luật CBCC  và Chỉ thị số 05 thì CBCC phải chấp hành đúng nội quy, quy chế cơ quan và không được làm những việc mà pháp luật cấm hoặc cơ quan có thẩm quyền không cho phép, đi làm đúng giờ, không làm việc riêng, không chơi games trong giờ làm việc.

Do đó, nếu CBCC làm việc riêng trong giờ làm việc là hành vi vi phạm Luật CBCC, Chỉ thị số 05 và nội quy, quy chế của cơ quan.

2. Chế tài xử lý

Hành vi này sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 78, 79 Luật CBCC:

Điều 78. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ

1. Cán bộ vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Cách chức;

d) Bãi nhiệm.

2. Việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ.

3. Cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; trường hợp bị Tòa án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị thôi việc.

Điều 79. Các hình thức kỷ luật đối với công chức

1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Hạ bậc lương;

d) Giáng chức;

đ) Cách chức;

e) Buộc thôi việc.   

2. Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

3. Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.”

Hy vọng bài viết hữu ích cho ban!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.

 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm