Thưa luật sư, cháu năm này 15 tuổi, bố mẹ cháu đã ly hôn từ năm cháu 5 tuổi, từ lúc ấy đến giờ cháu ở với mẹ. Nhưng bay giờ cháu thấy rất ngột ngạt và muốn được về ở với bố. Cháu muốn bác tư vấn là con có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng nếu muốn không? Liệu cháu tự viết đơn được không ạ?
LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau
Căn cứ:
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Nội dung tư vấn:
Trên thực tế, hoàn cảnh của bạn tôi đã gặp phải rất nhiều. Lý do là khi cha mẹ le hôn con còn quá nhỏ, đế khi con lớn hơn một chút, tâm lý tuổi dậy thì có nhiều thay đổi, trở nên khó gần gũi hơn. Lứu tuổi này cũng là lứa tuổi có tâm lý nổi loạn nên có thể muốn thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng mình.
Trước tiên, phải nói rằng pháp luật hôn nhân có quy định cho phép việc thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn. Tuy nhiên, để thực hiện được việc đó phải có những điều kiện bắt buộc theo quy định, mà trong đó, nguyện vọng của con chỉ là một trong những yếu tố được xét đến (khi con trên 7 tuổi). Cụ thể, Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về vấn đề Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ”.
Như vậy, nếu chỉ có nguyện vọng của con mà không có những điều kiện về việc cha mẹ đạt được thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con hoặc người đang trực tiếp nuôi con không bị lâm vào hoàn cảnh khó khăn làm mất khả năng nuôi dưỡng thì Tòa cũng không có cơ sở để giải quyết việc thay đổi người trược tiếp nuôi dưỡng con.
Quý khách có thể xem thêm bài viết:
- Thủ tục ly hôn đơn phương
- Thủ tục ly hôn thuận tình
- Cách viết đơn ly hôn thuận tình
- Cách viết đơn ly hôn đơn phương
- Tra cứu án phí ly hôn
Quý khách có thể tham khảo dịch vụ liên quan của LSX:
- Dịch vụ tư vấn ly hôn
- Dịch vụ viết đơn ly hôn đơn phương
- Dịch vụ viết đơn ly hôn thuận tình
- Dịch vụ ly hôn nhanh
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ ly hôn tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102