Bị sa thải trái pháp luật là vấn đề gây bức xúc cho người lao động hiện nay. Việc này là do nguyên nhân từ phía người sử dụng lao động. Có thể họ thiếu hiểu biết về luật pháp; hoặc do trù dập mà không tuân thủ theo các căn cứ, nguyên tắc, trình tự, thủ tục sa thải. Chính vì vậy mà ngay sau đây hãy cùng với Luật sư X tìm hiểu xem nếu Bị sa thải trái pháp luật thì người lao động nên làm gì để đòi lại quyền lợi
Căn cứ pháp lý:
Trường hợp không bị kỷ luật và hành vi bị cấm khi xử lý kỷ luật sa thải
Theo khoản 4 và khoản 5 Điều 122 Bộ luật Lao động năm 2019; người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật đối với người lao động đang trong trường hợp:
– Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
– Đang bị tạm giữ, tạm giam;
– Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
– Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
– Người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần; hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.
Đặc biệt; Điều 127 Bộ luật này còn nghiêm cấm các hành vi khi xử lý kỷ luật lao động gồm:
– Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
– Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
– Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động; hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết; hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Bị sa thải trái luật, người lao động nên làm gì?
Trường hợp người lao động cho rằng việc sa thải của người sử dụng lao động là vô lý và trái luật; thì có thể thực hiện theo một trong các cách sau:
Cách 1: Khiếu nại quyết định sa thải
– Khiếu nại lần đầu: Tới người sử dụng lao động đề nghị hủy quyết định sa thải.
– Khiếu nại lần hai: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính nếu không được giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc không đồng ý với việc giải quyết đó.
Cách 2: Hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động
Với tranh chấp về kỷ luật sa thải, người lao động có thể sử dụng cách này hoặc không.
Căn cứ: Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019.
Cách 3: Khởi kiện tại Tòa án
Người lao động có quyền trực tiếp đến Tòa án nhân dân cấp huyện; nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính đối với tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải.
Căn cứ: Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019.
Cách 4: Tố giác tới Cơ quan công an
Thực hiện tố giác tội phạm tới cơ quan điều tra nếu hành vi sa thải trái pháp luật của người sử dụng lao động có dấu hiệu cấu thành Tội buộc công chức, viên chức thôi việc; hoặc sa thải người lao động trái pháp luật được quy định tại điều 162 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Riêng người sử dụng lao động nếu phát hiện ra việc sa thải của mình là sai; thì cần khắc phục ngay. Trường hợp không thể khắc phục; người sử dụng lao động cần hủy quyết định sa thải; và xin lỗi cũng như bồi thường cho người lao động.
Bị sa thải trái pháp luật thì người lao động nên làm gì để đòi lại quyền lợi
Sa thải không đồng nghĩa với việc người lao động bị “tuyệt đường sống” khi không có việc làm. Tuy nhiên, người lao động vẫn được hưởng một số quyền lợi sau:
– Được thanh toán tiền nghỉ phép năm nếu chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết:
Căn cứ khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019; người lao động bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm; thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
– Được thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của mình theo khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019.
– Được chốt sổ bảo hiểm xã hội và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ (nếu có).
– Được nhận trợ cấp thất nghiệp và các quyền lợi liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp nếu đủ điều kiện.
Câu hỏi thường gặp
Có 4 cách để người lao động đòi lại quyền lợi của mình:
Cách 1: Khiếu nại quyết định sa thải.
Cách 2: Hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động.
Cách 3: Khởi kiện tại Tòa án.
Cách 4: Tố giác tới Cơ quan công an.
Quyền lợi của người lao động bị sa thải gồm:
– Được thanh toán tiền nghỉ phép năm nếu chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết:
– Được thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của mình theo khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019.
– Được chốt sổ bảo hiểm xã hội và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ (nếu có).
– Được nhận trợ cấp thất nghiệp và các quyền lợi liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp nếu đủ điều kiện.
Theo điều 127 Bộ luật Lao động năm 2019, nghiêm cấm các hành vi khi xử lý kỷ luật lao động gồm:
– Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
– Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
– Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động; hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết; hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Xem thêm: Sa thải người lao động theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Trên đây là toàn bộ thông tin về:
“Bị sa thải trái pháp luật thì người lao động nên làm gì để đòi lại quyền lợi?”.
Mong rằng bài viết hữu ích đối với độc giả!
Nếu còn vấn đề thắc mắc và cần được tư vấn về vấn đề pháp lý; hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline/zalo: 0833102102