Dịch vụ thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp

bởi NgoLinh

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, xuất phát từ nhu cầu, điều kiện thực tế, nhiều doanh nghiệp mong muốn thay đổi vốn điều lệ nhằm mở rộng hoặc thu hẹp quy mô hoạt động. Tuy nhiên, chưa nắm được trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp. Do đó, trong nội dung bài viết này, phòng Tư vấn pháp Luật doanh nghiệp của Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Doanh nghiệp thay đổi vốn điều lệ trong trường hợp nào?

Doanh nghiệp có thể thực hiện tăng hoặc giảm vốn điều lệ. Việc thay đổi này nhằm mở rộng và phát triển quy mô doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia ký kết và đầu tư các dự án lớn; hoặc do kinh doanh khó khăn, doanh nghiệp cần giảm vốn điều lệ để phù hợp với thực tế, hoạt động sản xuất kinh doanh;…

Doanh nghiệp tăng vốn vốn điều lệ trong các trường hợp sau:

Căn cứ khoản 1 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tăng vốn điều lệ như sau:

1, Công ty có thể tăng vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

a) Tăng vốn góp của thành viên;

b) Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.

Như vậy, doanh nghiệp tăng giảm vốn điều lệ trong hai trường hợp là: thành viên doanh nghiệp tăng vốn góp; hoặc do tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới. Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ doanh nghiệp. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định. Trường hợp có thành viên không góp hoặc chỉ góp một phần phần vốn góp thêm thì số vốn còn lại của phần vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ doanh nghiệp nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.

Doanh nghiệp giảm vốn vốn điều lệ trong các trường hợp sau:

Căn cứ khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định giảm vốn điều lệ như sau:

+ Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của doanh nghiệp nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;

+ Doanh nghiệp mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định của pháp luật.

+ Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định.

Thủ tục thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp

Khi thay đổi vốn điều lệ, doanh nghiệp buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ đã được thanh toán xong, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản về tăng, giảm vốn điều lệ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, được thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ thay đổi vốn điều lệ

Căn cứ khoản 4, khoản 5 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 52 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

  • Văn bản thông báo về thay đổi vốn điều lệ do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký.

Văn bản thông báo phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp; Vốn điều lệ, số vốn đã tăng hoặc giảm; Thời điểm và hình thức tăng hoặc giảm vốn; Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

  • Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên về thay đổi vốn điều lệ.

+ Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh đăng ký thay đổi vốn điều lệ cần chuẩn bị:

Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi vốn điều lệ;

+ Trường hợp Đại hội đồng cổ đông thông qua việc chào bán cổ phần để tăng vốn điều lệ, cần chuẩn bị:

Nghị quyết và bản sao biên bản họp Đại hội đồng cổ đông về việc chào bán cổ phần để tăng vốn điều lệ.

Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc đăng ký tăng vốn điều lệ công ty sau khi kết thúc mỗi đợt bán cổ phần.

  • Bản báo cáo tài chính gần nhất (trong một số trường hợp)

Doanh nghiệp phải chuẩn bị bản báo cáo tài chính gần nhất trong trường hợp: Doanh nghiệp hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty. Hoặc công ty mua lại phần vốn góp của thành viên (khi thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên về vấn đề thay đổi vốn điều lệ).

Hơn nữa, trong trường hợp giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn.

  • Ngoài ra, Trường hợp công ty đăng ký thay đổi phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của thành viên hợp danh công ty hợp danh, cần chuẩn bị:

+ Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách thành viên công ty hợp danh.

+ Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho phần vốn góp.

+ Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận.

Sau đó, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp. Nếu hồ sơ hợp lệ thì sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.

Bước 3: Nhận kết quả

Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ hoặc đăng ký nhận kết quả qua Bưu điện.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo với doanh nghiệp về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ thay đổi vốn điều lệ.

Dịch vụ của Luật sư X về thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp

Với đội ngũ chuyên viên tư vấn với nhiều năm kinh nghiệm, tận tâm nhiệt, chúng tôi rất hân hạnh hỗ trợ các thủ tục thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp. Như quý vị đã biết, việc thay đổi vốn điều lệ bao gồm nhiều thành phần hồ sơ, nhiều cơ quan giải quyết. Để đảm bảo quyền lợi tối đa được hưởng (về thuế, phí…) cũng như tiết kiệm thời gian, công sức, giảm thiểu các chi phát sinh, hãy liên hệ với Luật sư X.

  • Dịch vụ thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp bao gồm:

+ Tư vấn thủ tục và quy trình thực hiện thay đổi vốn điều lệ;
+ Hỗ trợ thu thập, kê khai những văn bản cần thiết khi tiến hành thay đổi vốn điều kệ;
+ Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ giấy tờ hợp lệ;
+ Đại diện thay mặt thực hiện thủ tục với cơ quan hành chính nhà nước;
+ Bàn giao sau khi có kết quả hợp lệ.

  • Tại sao nên chọn dịch vụ của Luật sư X về thay đổi vốn điều lệ?

Dịch vụ chính xác, nhanh gọn:

Với đội ngũ chuyên viên tư vấn có nhiều năm trong lĩnh vực doanh nghiệp, cũng như hỗ trợ khách hàng. Nên quy khách hàng có thể hoàn toàn tin tưởng và yên tâm khi sử dụng dịch vụ thay đổi vốn điều lệ.

Đúng thời hạn:

Với phương châm “đưa Luật sư đến ngay tầm tay bạn“ chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.

Chi phí:

Chi phí dịch vụ của Luật sư X về thay đổi vốn điều lệ phụ thuộc vào đặc điểm, độ phức tạp, tính chất của từng vụ việc cụ thể. Tuy nhiên, Luật sư X luôn đảm bảo chi phí hợp lý, có tính cạnh tranh cao, giúp khách hàng tiết kiệm tối đa thời gian, tiền bạc. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi.

Bảo mật thông tin khách hàng:

Mọi thông tin về doanh nghiệp, thông tin cá nhân của khách hàng sẽ được Luật Sư X bảo mật tuyệt đối.

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm: Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh

Câu hỏi thường gặp

Khi nào doanh nghiệp phải thông báo thay đổi vốn điều lệ?

Doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thông báo bằng văn bản về tăng, giảm vốn điều lệ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ đã được thanh toán xong.

Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Trong cổ ty cổ phần, vốn điều lệ là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Không góp đủ vốn điều lệ bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ khoản 3 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định: hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp vi phạm còn bị buộc phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông bằng số vốn đã góp.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm