Mấy tháng nay, tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp; đặc biệt là khu vực phía Nam nên dẫn đến tình trạng người lao động phải tạm thời ngừng việc để thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Vậy trong thời gian NLĐ ngừng việc vì Covid-19 có phải đóng BHXH không? Đây là câu hỏi mà Luật sư X nhận được rất nhiều trong thời gian qua:
Xin chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Tôi hiện đang làm công nhân ở Bình Dương nhưng đã tạm thời ngừng việc do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Vậy trong thời gian tôi ngưng việc; tôi có phải đóng BHXH bắt buộc hay không? Rất mong nhận được sự phản hồi của Luật sư. Tôi xin cảm ơn
Căn cứ pháp lý
Tạm thời ngừng việc do dịch thì người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Khi ngừng việc vì Covid-19, người lao động và người sử dung lao động vẫn có trường hợp đóng BHXH. Mức lương đóng BHXH trong thời gian ngừng việc sẽ có sự điều chỉnh theo khoản 8 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:
8. Người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.
Do đó, trong thời gian ngừng việc; mức đóng BHXH tính trên tiền lương được hưởng trong thời gian ngừng việc; chứ không phải tiền lương được thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Bên cạnh đó, tiền lương của người lao động trong thời gian ngừng việc thực hiện theo khoản 3 Điều 99 của Bộ luật Lao động. Tiền lương này được thỏa thuận bởi người lao động và người sử dung lao động, cụ thể:
– Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống; thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu.
– Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Mức lương tối thiểu vùng năm 2021 (áp dụng theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP ):
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I: 4.420.000 đồng/tháng.
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II: 3.920.000 đồng/tháng.
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III: 3.430.000 đồng/tháng.
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng.
Thời gian NLĐ ngừng việc vì Covid-19 có phải đóng BHXH không?
Theo Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH hướng dẫn về việc đóng BHXH trong thời gian nghỉ làm như sau:
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng; thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
Do đó, nếu NLĐ ngừng việc vì Covid-19 thì việc đóng BHXH được chia thành các trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Nghỉ làm nhưng dưới 14 ngày thì NLĐ và NSDLĐ vẫn phải đóng BHXH.
– Trường hợp 2: Nghỉ làm và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên; người lao động và NSDLĐ sẽ không đóng BHXH.
– Trường hợp 3: Nghỉ làm từ 14 ngày làm việc trở lên nhưng vẫn được hưởng lương; thì NLĐ và NSDLĐ vẫn phải đóng BHXH.
Ngoài ra, tại mục 2 Công văn 264/QHLĐTL-TL; của Cục quan hệ và tiền lương thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã hướng dẫn một số trường hợp ngừng việc được hưởng lương như sau:
(1) Người lao động phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
(2) Người lao động phải ngừng việc do nơi làm việc; hoặc nơi cư trú bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
(3) Người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch bệnh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
(4) Người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp không hoạt động được vì chủ sử dụng lao động hoặc những người lao động khác cùng doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp đó đang trong thời gian phải cách ly hoặc chưa quay trở lại doanh nghiệp làm việc.
Trong thời gian tạm nghỉ công ty có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không ?
Theo quy định tại Điều 88 Luật bảo hiểm xã hội 2014; thì doanh nghiệp được tạm hoãn đóng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau:
- Tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ; hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế; hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế;
- Gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.
Tuy nhiên, cần đáp ứng các điều kiện theo quy định thì mới được tạm ngưng đóng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này; được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi có một trong các điều kiện sau:
- Không bố trí được việc làm cho người lao động; trong đó số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên;
- Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).
Như vậy, theo quy định hiện hành; đối với trường hợp do tình hình dịch bệnh gây thiệt hại cho doanh nghiệp thuộc những trường hợp trên thì doanh nghiệp được tạm ngưng đóng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Xem thêm: Nên làm gì khi đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đóng BHXH đủ 20 năm?
Được tạm ngưng đóng bảo hiểm xã hội trong bao lâu?
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 115/2015/NĐ-CP:
Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo tháng và không quá 12 tháng. Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, người sử dụng lao động vẫn đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Người sử dụng lao động và người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí và tử tuất hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thực hiện đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng để giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian tạm dừng đóng.
Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại Điểm a Khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại Khoản 3 Điều 122 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Trợ cấp cho người lao động khi mất việc do đại dịch Covid – 19
- Công ty nợ bảo hiểm xã hội nhân viên có được hưởng chế độ thai sản?
- Điều kiện nhận hỗ trợ với người nghỉ việc không lương do dịch Covid?
- Dịch vụ nhận bảo hiểm xã hội 1 lần
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Thời gian NLĐ ngừng việc vì Covid-19 có phải đóng BHXH không?“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hẹ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào điều 89 thì đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương; do người sử dụng lao động quyết định; thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương; và phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Theo đó, công ty buộc phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động; theo mức tiền lương nêu trên. Trường hợp tiền lương đóng bảo hiểm xã hội công ty kê khai thấp hơn thực tế; thì người lao động cần phải yêu cầu công ty thực hiện đúng; nhằm bảo đảm được quyền và lợi ích chính đáng của mình.
• BHXH bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
• BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.