Quy định mới về giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn bệnh nghề nghiệp

bởi HuongGiang

Mới đây, các quy định mới về mức đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp bắt đầu được áp dụng từ 1/7/2021 đến 30/6/2022. Quy định mới đưa ra nhằm hướng tới hỗ trợ người lao động; doanh nghiệp đang phải chịu ảnh hưởng, khó khăn từ của đại dịch Covid-19. Vậy theo quy định mới về giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp như thế nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu sau đây.

Căn cứ pháp lý

Nghị quyết 68/NQ-CP

Quyết định 23/2021/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19

Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về chính sách AT Lao động

Bộ luật lao động 2019

Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội

Người lao động là công dân VN tham gia bảo hiểm bắt buộc

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng; kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Cán bộ, công chức, viên chức

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên; và không thuộc đối tượng quy định trên.

Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam:

Nếu có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

Đối với người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm

– Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

– Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.

Thay đổi đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội

Theo Bộ luật Lao động năm 2019 mới nhất; thì chỉ còn 2 loại hợp đồng là hợp đồng lao động không xác định thời hạn và xác định thời hạn. Vậy đối tượng phải tham gia BHXH chỉ bao gồm người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, xác định thời hạn mà không còn đối tượng người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng. 

Vậy những đối tượng phải tham gia bảo hiểm tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp chính là người lao động được quy định trong Luật BHXH 2014 và Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, doanh nghiệp có sử dụng người lao động phải đóng bảo hiểm vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Theo quy định thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng; được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. Người lao động không làm việc; và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Quy định mới giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp

Căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19

Người sử dụng lao động đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước).

Theo đó, mức đóng và thời gian áp dụng mức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp của người sử dụng là bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong 12 tháng, từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022.

Quyền lợi người lao động khi giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp

Người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp cho người lao động phòng, chống COVID-19.

Trong thời gian giảm đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp theo quy định từ 1/7/2021 đến 30/6/2022, người lao động vẫn được hưởng các quyền lợi như đang đóng BHTNLĐ-BNN

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Quy định mới về giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp“. Mọi thắc mắc cần giải đáp xin vui lòng liên hệ phòng Luật sư X theo số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Bảo hiểm xã hội   gì?

Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp…. dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.

Sử dụng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như thế nào?

Căn cứ vào Điều 42 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về sử dụng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các trường hợp đủ điều kiện hưởng theo quy định tại Điều 45 và Điều 46 của Luật này, chi trợ cấp một lần, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp phục vụ, chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình,…

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm