Bảo hiểm xã hội – Những thông tin cần biết về vấn đề liên quan 2021

bởi LanAnh
BHXH 2021

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là 1 trong những chính sách an sinh hữu ích đối với người lao động. Con người muốn tồn tại và phát triển cần có hoạt động lao động do đó xuất hiện mối quan hệ giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao động. Ngoài tiền lương hàng tháng thì đơn vị sử dụng lao động còn phải đóng BHXH cho người lao động theo quy định. 

Những năm gần đây, bảo hiểm xã hội đã trở nên rất quen thuộc đối với người dân. BHXH đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ về BHXH.

Mời quý đọc giả cùng Luật sư X tìm hiểu về các quy định của Bảo hiểm xã hội năm 2021.

Bảo hiểm xã hội là gì?

BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.

Sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Sổ bảo hiểm xã hội là căn cứ để giải quyết chế độ BHXH cho người tham gia theo quy định của pháp luật. Những thông tin trong sổ gồm thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng BHXH.

Các loại BHXH

Bảo hiểm xã hội bao gồm 02 loại, cụ thể là:

BHXH bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
• BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Các chế độ BHXH

Căn cứ pháp lý tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 chế độ bảo hiểm gồm:

• BHXH bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.
• Người lao động tham gia BHXH bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.
• BHXH tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất

Quyền lợi khi tham gia BHXH

Khi tham gia BHXH, người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi sau:

• Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật định.
• Được cấp và quản lý sổ BHXH và nhận lại sổ khi không còn làm việc.
• Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức sau: nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền; nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng; nhận thông qua công ty, tổ chức nơi làm việc hay người sử dụng lao động.
• Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau.
• Chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng BHXH.
• Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp BHXH cho người khác.
• Được cung cấp thông tin về đóng BHXH theo định kỳ; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và quyền được hưởng các chế độ của BHXH.
• Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện BHXH theo quy định pháp luật.

Mức đóng BHXH năm 2021

Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện xem chi tiết tại đây.

Cách tra cứu toàn bộ thông tin BHXH trực tuyến

Hiện nay, có 03 cách để tra cứu những thông tin về BHXH như quá trình đóng, chế độ hưởng,… cụ thể:

(1) Tra cứu trực tuyến tại trang của BHXH tại đây.

(2) Tra cứu qua ứng dụng VSIID:

(3) Tra cứu bằng tin nhắn điện thoại

Mời bạn đọc tham khảo:

Ứng dụng Bảo hiểm xã hội số thay thế thẻ bảo hiểm y tế bằng giấy từ 1/6

Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội

Thông tin liên hệ

Trên đây là thông tin về Bảo hiểm xã hội 2021. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ  0833102102

Câu hỏi liên quan

Có thể thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội được không?

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019, HĐLĐ giữa bạn và công ty là hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng đóng BHXH bắt buộc, trong đó có người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Như vậy, người lao động và doanh nghiệp không thể thỏa thuận về việc không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Người nước ngoài được tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình không?

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm:
– Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng tại Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
– Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại Điều 1, 2, 3 , 4 và 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và đối tượng có tên trong sổ hộ khẩu vừa nêu trên.
– Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:
+ Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
+ Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.
Như vậy, nếu người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam mà có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú thì được tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình.

Có được truy lĩnh tiền trợ cấp mất sức lao động?

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 16/2010/TT-BLĐTBXH ngày 1/6/2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 6/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hàng tháng của những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp hàng tháng:
– Người đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng và hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) trước ngày 1/7/2010 được hưởng trợ cấp hàng tháng kể từ ngày 1/5/2010;
– Người đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng nhưng đến ngày 1/7/2010 chưa hết tuổi lao động được hưởng trợ cấp hàng tháng kể từ ngày mồng 1 tháng liền kề sau tháng người lao động hết tuổi lao động.

Quy trình chuyển cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý khi thay đổi địa điểm kinh doanh?

Sau khi công ty đã thay đổi GPKD chuyển địa điểm trụ sở thì công ty cần làm những thủ tục hồ sơ để chuyển nơi đăng ký tham gia bảo hiểm sang Cơ quan BHXH nơi đặt trụ sở mới (Theo công văn số 1366/BHXH-THU (hướng dẫn quy trình chuyển nơi đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN)) như sau:
Bước 1: Báo giảm BHXH, BHYT, BHTN và chốt sổ BHXH đối với cơ quan BHXH nơi đi
– Thành phần hồ sơ:
– Phiếu giao nhận hồ sơ ngưng tham gia BHXH (mẫu 106, 02 bản)
– Giấy phép kinh doanh bản sao (01 bản)
– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS, 01 bản)
– Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (01 thẻ/người)
– Chứng từ nộp tiền – nếu có (Bản sao)
Bước 2: Báo tăng BHXH, BHYT, BHTN đối với cơ quan BHXH nơi đến
– Thành phần hồ sơ: Bộ hồ sơ cơ quan BHXH gửi về như ở trên; Phiếu giao nhận hồ sơ đăng ký BHXH, BHYT bắt buộc (Mẫu 101, 02 bản); Phiếu đăng ký tham gia BHXH, BHYT (mẫu 01/ĐKBB, 01 bản); Quyết định thành lập hoặc Giấy phép kinh doanh/hoạt động (Bản sao có chứng thực); Danh sách người lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS, 01 bản); Tờ khai tham gia BHXH, BHYT đối với người tham gia BHXH lần đầu (Mẫu số TK1-TS, 01 bản/người); Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT của cơ quan BHXH tham gia trước đó (mẫu C12-TS, 01 bản);

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm