Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội; gia đình hạnh phúc ấm no cũng là thể hiện cho một xã hội văn minh và phát triển. Do đó mà mỗi cuộc hôn nhân đều được các bên suy nghĩ và thật sự mong muốn; có như vậy mới có được cuộc sống hôn nhân đúng nghĩa và hành phúc. Bởi vậy; mà pháp luật đã quy định rất chi tiết về các điều kiện được phép kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình. Hãy cùng với Luật sư X tìm hiểu các trường hợp qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hôn nhân được hiểu như thế nào?
Hôn nhân là sự tự nguyện xác lập mối quan hệ gắn bó từ hai phía nam nữ và dựa trên nền tảng là tình yêu. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Và cũng tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người mà có những cách hiểu khác nhau về hôn nhân. Do đó mà ý nghĩ về cuộc sống hôn nhân; kết quả mong muốn đạt được cũng tùy thuộc vào suy nghĩ của mỗi người. Nhưng chắc hẳn ai cũng mong muốn và hướng đến xây dựng một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc; có sự gắn kết, chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình.
Những trường hợp cấm kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình
Để đảm trật tự xã hội nói chung và cũng là đảm điều kiện về sức khỏe, vật chất nói riêng của mỗi cá nhân mà pháp luật sẽ quy định các trường hợp cấm kết hôn; điều này là để đảm cho mục đích của hôn nhân có thể đạt được; cũng như giảm đi tình trạng ly hôn.
Theo đó; Căn cứ khoản 2 điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014; quy định về việc cấm kết hôn trong các trường hợp sau đây:
Kết hôn giả tạo
Kết hôn giả tạo là việc hai bên đồng ý kết hôn theo những hợp đồng; thỏa thuận ngầm hoặc trái quy định với pháp luật để tiến hành kết hôn vì những lý do khác hơn là những lý do xây dựng gia đình hay kết hôn trên cơ sở tình yêu.
Thay vào đó; một cuộc hôn nhân được dàn xếp cho lợi ích cá nhân ví dụ như kinh tế, địa vị xã hội, vấn đề cư trú, nhập cảnh…) hoặc một số nhóm mục đích khác chẳng hạn như hôn nhân chính trị…
Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn
Tảo hôn là hai nam nữ kết hôn trước tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật tức là lấy vợ trước khi đủ 20 tuổi; lấy chồng trước khi đủ 18 tuổi. Người nào có hành vi tảo hôn; tổ chức tảo hôn sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Việc cưỡng ép, lừa dối, cản trở kết hôn đều vi phạm quy định về sự tự nguyện của các bên trong hôn nhân.
Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng
Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác; hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
Hành vi này vi phạm chế độ một vợ một chồng và sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ
Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Yêu sách của cải trong kết hôn
Đối với những người có yêu sách trong kết hôn như đòi hỏi vật chất một cách quá đáng và coi đó là một trong những điều kiện để kết hôn, nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện giữa nam nữ.
Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi
Trên đây là các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; mà cụ thể là kết hôn. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án; cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Mời bạn đọc xem thêm
- Có nên khám sức khỏe tiền hôn nhân không?
- Cách điền tờ khai xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X; chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu tư vấn về các vấn đề liên quan của luật sư X; hãy liên hệ:0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
Để đảm bảo đúng ý nghĩa của cuộc sống hôn nhân; khi thực hiện kết hôn cần tuân thủ các điều kiện theo luật hôn nhân và gia đình cụ thể tại Điều 8; quy đình như sau:
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình như: Tảo hôn; cưỡng ép kết hôn;….
– Pháp luật không thừa nhận hôn nhân đồng giới.
Để thực hiện kết hôn; người có yêu cầu cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu;
– Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ Căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh. Lưu ý, những loại giấy tờ này đều phải đang còn thời hạn sử dụng;
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
– Giấy xác nhận không mắc bệnh tâm thần; hoặc bệnh khác, có đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình do cơ quan y tế của thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận (trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài).
Hiện nay pháp luật không có quy định nào về việc phải đăng ký kết hôn trước khi tổ chức đám cưới. Theo quy định hôn nhân chỉ được công nhận khi đã thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Còn lễ cưới là một cách tổ chức thông báo với gia đình hai bên; họ hàng. Do đó; có thể tiến hành đăng ký kết hôn trước hoặc sau đám cưới; chỉ cần đảm bảo các quy định của pháp luật.