Cách điền vào bản khai nhân khẩu

bởi Luật Sư X
Cách điền vào bản khai nhân khẩu

Muốn làm thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú thì trước hết phải hoàn thành bản khai nhân khẩu. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng có thể điền chính xác, đầy đủ bản khai này. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách ghi bản khai nhân khẩu một cách chính xác và đầy đủ nội dung nhất.

Nội dung tư vấn

1. Bản khai nhân khẩu là gì?

Bản khai nhân khẩu (ký hiệu là HK01) là biểu mẫu dùng để kê khai nhân khẩu được sử dụng cho công dân từ 14 tuổi trở lên kê khai trong các trường hợp sau: 

  • Làm thủ tục đăng ký tạm trú, đăng ký thường trú;
  • Đã từng làm thủ tục đăng ký tạm trú, đăng ký thường trú nhưng chưa làm bản kê khai nhân khẩu lần nào.

2. Cách điền vào bản khai nhân khẩu:

Yêu cầu khi ghi bản khai:

  • Chữ viết rõ ràng, cùng một loại mực, không viết tắt;
  • Không tẩy xóa, sửa chữa bản khai;
  • Ghi theo đúng hướng dẫn của chú thích.

Cách ghi thông tin như sau:

  • Phần thông tin: căn cứ vào giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, giấy tờ hộ tịch khác…
  1. Mục “Họ và tên”: Ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu;
  2. Mục “Ngày, tháng, năm sinh”: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh;
  3.  Mục “Giới tính”: Nếu giới tính nam thì ghi là Nam, nếu giới tính nữ thì ghi là Nữ;
  4. Mục “Nơi sinh”: Ghi nơi sinh theo giấy khai sinh;
  5. Mục “Nguyên quán”: Ghi nguyên quán theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại;
  6. Mục “Dân tộc” và “Tôn giáo”: Ghi dân tộc, tôn giáo theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh thì ghi theo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp;
  7. Mục “Quốc tịch”: Ghi quốc tịch Việt Nam, quốc tịch khác (nếu có);
  8. Mục “CMND số” và mục “Hộ chiếu số”: Ghi đầy đủ số chứng minh nhân dân và số hộ chiếu (nếu có cả hai giấy tờ này);
  9. Mục “Nơi thường trú”, và mục “Địa chỉ chỗ ở hiện nay”: Ghi cụ thể, đầy đủ số nhà, phố, đường phố; tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp ở nước ngoài về đăng ký cư trú thì ghi rõ địa chỉ cư trú ở nước ngoài (ghi rõ phiên âm bằng tiếng Việt);
  10. Mục “Trình độ học vấn”: Ghi rõ trình độ học vấn cao nhất (Tiến sĩ, Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, tốt nghiệp phổ thông trung học, tốt nghiệp phổ thông cơ sở…; nếu không biết chữ thì ghi rõ “không biết chữ”).
  11. Mục “Trình độ chuyên môn”: Ghi rõ chuyên ngành được đào tạo hoặc trình độ tay nghề, bậc thợ, chuyên môn kỹ thuật khác được ghi trong văn bằng, chứng chỉ.
  12. Mục “Trình độ ngoại ngữ”: Ghi rõ tên văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ cao nhất được cấp.
  13. Mục “Nghề nghiệp, nơi làm việc”: Ghi rõ hiện nay làm nghề gì và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa chỉ nơi làm việc hiện nay.
  14. Mục “Tóm tắt về bản thân (từ đủ 14 tuổi trở lên đến nay ở đâu, làm gì)”: Ghi rõ từng khoảng thời gian (từ tháng, năm đến tháng, năm) thay đổi về chỗ ở và nghề nghiệp, nơi làm việc.
  15. Mục “Tiền án, tiền sự”: Ghi rõ tội danh, hình phạt theo bản án số, ngày, tháng, năm của Tòa án; đã được xóa án tích hay chưa hoặc đang trong giai đoạn bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; đã hoặc đang chấp hành hình phạt; bị kết án phạt tù được hưởng án treo; hình phạt bổ sung; đã hoặc đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự hoặc bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Thời gian bị áp dụng biện pháp đó.
  16. Mục “Tóm tắt gia đình” : ghi thông tin cụ thể ( họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quan hệ, nghề nghiệp, chỗ ở hiện nay) của cha mẹ, vợ/chồng, con, anh chị em ruột; cha mẹ nuôi, con nuôi, người nuôi dưỡng, người giám hộ( nếu có)
  • Phần cuối cùng: địa điểm, ngày tháng năm viết kèm theo chữ ký, ghi rõ họ tên của người khai hoặc người viết hộ

3. Mẫu bản khai nhân khẩu:

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm