Tên của doanh nghiệp không chỉ cần hay, gây ấn tượng với đối tác, giúp khách hàng dễ ghi nhớ mà còn bắt buộc phải đúng luật. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách đặt tên viết tắt công ty sao cho đúng luật!
Căn cứ:
- Luật Doanh nghiệp 2014
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP
Nội dung tư vấn:
1. Doanh nghiệp có bắt buộc có tên viết tắt không?
Theo Điều 38 Luật doanh nghiệp 2014, mỗi công ty chỉ bắt buộc có tên tiếng Việt đáp ứng yêu cầu, tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt có thể có hoặc không, tùy thuộc vào nhu cầu của chủ doanh nghiệp.
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm 2 thành tố bắt buộc là loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp.
2. Các quy định về tên viết tắt công ty
Viết tắt từ tên tiếng việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài
Theo Điều 40 Luật doanh nghiệp 2014:
Điều 40. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
…
3. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
2.2. Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên viết tắt của công ty khác
Khoản 3 Điều 17 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài không được trùng với tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký. Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký. Việc chống trùng tên tại Khoản này áp dụng trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
Như vậy trường hợp mà tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp khác đã đăng ký thì trường hơp này được coi là gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác. Khi đó, doanh nghiệp của bạn sẽ bị từ chối đăng ký thành lập. Vì vậy, không được đặt trùng tên viết tắt với doanh nghiệp đã đăng ký, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.
Ví dụ: Bạn muốn đặt tên công ty là công ty KetNoi Co.,LTD nhưng có một công ty khác mang tên Ket Noi Co.,LTD đã đang hoạt động thì tên công ty của bạn cũng sẽ không được cho phép. Vì tên công ty bạn muốn thành lập có thể gây nhầm lẫn với công ty đã được thành lập.
3. Tên viết tắt của doanh nghiệp bắt buộc phải có loại hình doanh nghiệp?
Tên viết tắt thường được lấy từ tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp.
Một số trường hợp thắc mắc có bắt buộc phải có đuôi JSC hay CO.,LTD không?
JSC là viết tắt dùng cho loại hình công ty cổ phần, CO.,LTD là dùng cho loại hình công ty TNHH một thành viên và hai thành viên trở lên.
Theo đó, khi đặt tên viết tắt công ty bắt buộc phải có tên loại hình doanh nghiệp như đối với tên tiếng Việt.
Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ doanh nghiệp Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102