“ Thưa luật sư, hiện nay gia đình tôi muốn đi làm sổ Đỏ cho mảnh đất đã mua từ lâu với giá lúc đó là 20 triệu; S=500 m2. Tôi nghe mọi người nói là nếu làm sổ đỏ thì mất nhiều tiền lắm nên không làm. Vì vậy, luật sư có thể tư vấn cho tôi; khi đi làm sổ Đỏ cần nộp những loại phí nào. Và loại nào là nhiều tiền nhất?”
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn Luật sư X xin được tư vấn như sau
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tùy vào từng thửa đất cụ thể; mà người đang sử dụng đất khi được cấp Giấy chứng nhận lần đầu (Sổ đỏ, Sổ hồng); có thể phải nộp đầy đủ các khoản tiền sau:
Khi đi làm sổ Đỏ cần nộp những loại phí nào?
Tiền sử dụng đất
Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất; phải trả cho Nhà nước khi được công nhận quyền sử dụng đất (được cấp Giấy chứng nhận).
Do mỗi thửa đất có nguồn gốc; thời điểm sử dụng, có hay không có giấy tờ về quyền sử dụng đất;hoặc tùy vào đối tượng được cấp Giấy chứng nhận; mà tiền sử dụng đất được chia thành các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Không phải nộp tiền sử dụng đất
Trường hợp 2: Được miễn, giảm tiền sử dụng đất
Trường hợp 3: Phải nộp tiền sử dụng đất gồm nộp 100%, 50%, 40%; hoặc tính theo giá đất cụ thể nếu diện tích được cấp vượt hạn mức
Lệ phí trước bạ khi cấp Giấy chứng nhận
Căn cứ Điều 5 và Điều 6 Nghị định 140/2016/NĐ-CP; được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 20/2019/NĐ-CP; lệ phí trước bạ khi cấp Giấy chứng nhận tính theo công thức sau:
Lệ phí trước bạ = (Giá 1m2 đất tại bảng giá đất x Diện tích) x 0.5%
– Giá 1m2 đất để tính lệ phí trước bạ là giá đất tại bảng giá đất do UBND tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương ban hành tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.
– Diện tích đất chịu lệ phí trước bạ là toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức; cá nhân do Văn phòng đăng ký đất đai xác định và cung cấp cho cơ quan thuế.
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận
– Do HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành.
– Mức thu: Hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; đều thu 100.000 đồng trở xuống, chỉ một vài tỉnh thu 120.000 đồng.
Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận
Điểm i khoản 1 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC quy định:
“Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khoản thu đối với công việc thẩm định hồ sơ; các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (bao gồm cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận; và chứng nhận biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp) theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quy mô diện tích của thửa đất; tính chất phức tạp của từng loại hồ sơ, mục đích sử dụng đất; và điều kiện cụ thể của địa phương để quy định mức thu phí cho từng trường hợp.”
Theo đó, phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận là khoản phí do HĐND tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương quy định nhưng chỉ một số tỉnh mới thu khoản phí này.
Tiền sử dụng đất là khoản tiền nhiều nhất
Khi được cấp Giấy chứng nhận lần đầu; nếu thuộc trường hợp nộp tiền sử dụng đất thì đây khoản tiền nhiều nhất.
Lý do là khoản tiền nhiều nhất phải nộp vào ngân sách nhà nước; vì tiền sử dụng đất phụ thuộc vào bảng giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành. Nói cách khác, tiền sử dụng đất được tính theo bảng giá đất.
Khoản 2 Điều 114 Luật Đất đai 2013; quy định bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau đây:
“a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình; cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;
b) Tính thuế sử dụng đất;
c) Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;
Ví dụ: Thửa đất của ông A có diện tích 100m2, theo bảng giá đất mỗi mét vuông có giá là 02 triệu đồng, nếu thuộc trường phải nộp 100% tiền sử dụng đất thì số tiền sử dụng đất ông A phải nộp khi được cấp Giấy chứng nhận là 200 triệu đồng; trong khi đó, lệ phí trước bạ phải nộp là 01 triệu đồng (0.5% x 200 triệu đồng).
Lưu ý: Nếu diện tích đất ở của hộ gia đình, cá nhân được cấp vượt hạn mức theo quy định của địa phương thì tiền sử dụng đất phần diện tích vượt mức sẽ tính theo giá đất cụ thể (giá cao hơn so với bảng giá đất vì phải nhân (x) với hệ số điều chỉnh giá đất).
Hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính; thì hồ sơ khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu bao gồm:
+ Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;
+ Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);
+ Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);
+ Chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu (bản sao, chứng thực);
+ Trích lục bản đồ địa chính về thửa đất;
+ Biên bản xét duyệt cấp Giấy chứng nhận QSD đất;
+ Biên bản kiểm tra hiện trạng sử dụng đất; + Nộp tiền sử dụng đất
Giải quyết tình huống
Khi đi làm sổ Đỏ cần nộp đủ các loại phí như: Tiền sử dụng đất; Lệ phí trước bạ khi cấp Giấy chứng nhận; Lệ phí cấp Giấy chứng nhận;Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận. Tiền sử dụng đất là loại phí nhiều nhất trong các loại phí kể trên.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Những trường hợp miễn lệ phí trước bạ theo quy định mới nhất
- Các chi phí phải đóng khi sang tên sổ đỏ
- Thủ tục làm sổ đỏ khi không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Khi đi làm sổ Đỏ cần nộp những loại phí nào?“Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 8 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thời hạn nộp lệ phí trước bạ chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo. Nếu quá thời hạn trên mà chưa nộp thì phải nộp tiền chậm nộp với mức 0,05%/ngày/số tiền chậm nộp.
Hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
– Đơn đăng ký biến động theo mẫu;
– Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu;
– Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ (nếu có).
– Bản chính tờ khai lệ phí trước bạ theo mẫu.
Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời hạn cấp Sổ đỏ được quy định như sau:
Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.