Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII; Đảng ta đã thể hiện quan điểm về bình đẳng địa vị pháp lý của chủ thể nước ngoài: “Việc cải thiện môi trường dầu tư nước ngoài thông qua việc mở rộng quyền năng trong quá trình khai thác, sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo hướng “thống nhất từng bước chính sách đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài”. Pháp luật đất đai hiện hành thể hiện quan điểm bình đẳng về địa vị pháp lý của nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong việc sử dụng đất tại Việt Nam để thực hiện các dự án đầu tư. Vậy, Bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong sử dụng đất được thể hiện như thế nào?
Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Cơ sở pháp lí
Nhà đầu tư là gì?
Nhà đầu tư nước ngoài: Theo khoản 14 Luật Đầu tư năm 2014, Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài; tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Nhà đầu tư trong nước: Theo khoản 15 Luật Đầu tư năm 2014 thì Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam; tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Bình đẳng địa vị pháp lý của nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong việc sử dụng đất ở Việt Nam để thực hiện các dự án đầu tư được hiểu là sự ngang hàng nhau về quyền lợi; về nghĩa vụ hay trong trách nhiệm đối với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ; của các chủ thể trong nước và nước ngoài.
Bình đẳng trong phương thức tiếp cận đất đai
Bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong sử dụng đất thể hiện trước hết qua phương thức tiếp cận đất đai.
Có thể hiểu, tiếp cận đất đai là chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai có thể tham gia vào quan hệ đất đai với tư cách là người sử dụng đất thông qua những hình thức sử dụng nào. Hay nói cách khác, Nhà nước cho phép sử dụng đất như thế nào, thông qua những hình thức nào?. Cơ chế để họ sử dụng đất đó, hưởng lợi từ đất như thế nào?
Như vậy, xem xét các phương thức tiếp cận của các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam, các chủ thể này có thể tiếp cận đất đai theo hai hướng là tiếp cận đất đai theo chiều dọc – nhận đất từ Nhà nước; hoặc tiếp cận đất đai theo chiều ngang – giữa các chủ thể sử dụng đất với nhau.
Tiếp cận đất đai theo chiều dọc – nhận đất từ nhà nước
Để các chủ thể bình đẳng trong tiếp cận đất đai để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam thì luật đất đai năm 2013 đã từng bước thu hẹp sự khác biệt; tiến tới hình thành một khung pháp lý bình đẳng đối với doanh nghiệp trong nước; doanh nghiệp nước có vốn đầu tư nước ngoài; nhằm không ngừng tăng năng lực cạnh tranh nâng cao hiệu quả hợp tác với bên ngoài thực hiện cam kết quốc tế của nước ta khi tham gia Asean, Apec, WTO.
Theo đó Luật Đất đai năm 2013 xác định: chủ thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp cận đất để thực hiện dự án đầu tư; nhóm chủ thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất tại Việt Nam cụ thể tùy thuộc vào mục đích sử dụng đất mà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp cận dưới hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; hoặc cho thuê đất theo quy định tại khoản 3 Điều 55; điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 56 Luật Đất đai 2013.
Tiếp cận đất đai theo chiều ngang – giữa các chủ thể sử dụng đất với nhau
Quy định này biểu hiện thông qua việc thuê lại đất trong khu công nghiệp; cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (gọi chung là khu công nghiệp); theo hình thức thuê trả tiền một lần cho cả thời gian thuê; hoặc thuê trả tiền hàng năm theo quy định tại Điều 185 Luật Đất đai 2013.
Thêm nữa, theo Luật Đất đai năm 2013, chủ thể nước ngoài tiếp cận đất đai thông qua việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam; hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế trong nước; (quy định tại Điều 183, Điều 184 Luật Đất đai). Ngoài ra, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất tại các khu chức năng được hưởng ưu đẫi đầu tư về thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; miễn giảm tiền thuê đất và các ưu đãi đầu tư khác; theo quy định tương ứng với các khu chức năng tại pháp luật về thuế; đất đai và pháp luật khác có liên quan.
Bình đẳng trong quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài
Bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong sử dụng đất còn thể hiện qua sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Luật Đất đai năm 2013 bổ sung quy định chủ thể nước ngoài được Nhà nước Việt Nam giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán; hoặc để bán kết hợp cho thuê theo quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật Đất đai 2013.
Bên cạnh đó, Luật Đất đai hiện hành thể sự bình đẳng đối với nhà đầu tư nước ngoài bằng việc sửa đổi; bổ sung quy định không giới hạn mục đích thế chấp quyền sử dụng đất. Cụ thể:
Luật Đất đai 2013 quy định nhà đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê được thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất không giới hạn mục đích thế chấp quyền sử dụng đất; (điểm d khoản 3 Điều 183 Luật Đất đai 2013). Đồng thời, được trả tiền thuê hàng năm được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam mà không giới hạn mục đích thế chấp tài sản trên đất; (điểm b khoản 2 Điều 183 Luật Đất đai 2013).
Bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong sử dụng đất là vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, nhiều quy định vẫn còn thể hiện sự bất bình đẳng. Đây là rào cản cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi sử dụng đất tại Việt Nam để đầu tư.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong sử dụng đất tại Việt Nam. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở; tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Căn cứ khoản 3 Điều 55, điểm đ khoản 1 Điều 56, điểm b khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013, doanh nghiệp nước ngoài được sử dụng đất tại Việt Nam thông qua những hình thức sau:
Giao đất;
Cho thuê đất;
Nhận quyền sử dụng đất;
Theo điểm d khoản 1 Điều 59 Luật Đất đai 2013; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất; cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
d) Cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 56 của Luật này.