Theo quy định hiện hành, trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, Tòa án Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự khi cần tiến hành các hoạt động tố tụng dân sự tại nước ngoài bằng các hình thức khác nhau, trong đó có ủy thác tư pháp. Vậy ủy thác tư pháp theo quy định của pháp luật như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết của Luật sư X về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015);
Nội dung tư vấn
Ủy thác tư pháp là gì?
Điều 6 Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định như sau:
Ủy thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Như vậy, ủy thác tư pháp chính là một hình thức thể hiện tương trợ tư pháp được thể hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài.
Nội dung của việc ủy thác rất phong phú và tùy thuộc vào từng trường hợp như:
- Yêu cầu tống đạt cho đương sự giấy triệu tập đến phiên tòa ở nước ngoài;
- Yêu cầu về lấy lời khai của đương sự, nhân chứng, người giám định;
- Xác định mức thu nhập thực tế của người phải cấp dưỡng, phải bồi thường thiệt hại,…
Những trường hợp nào cần ủy thác tư pháp?
Thông thường những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cần phải tiến hành ủy thác tư pháp. Tuy nhiên hiện tại pháp luật chưa có điều khoản quy định việc thực hiện ủy thác trong trường hợp cụ thể nào. Vì vậy tại khoản 2 điều 464 BLTTDS 2015 quy định về vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;
- Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
- Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Như vậy trong các vụ việc trên thì cần ủy thác tư pháp.
Việc thực hiện ủy thác tư pháp tại Việt Nam như thế nào?
Thực hiện ủy thác tư pháp
Tòa án Việt Nam ủy thác cho Tòa án nước ngoài hoặc thực hiện việc ủy thác của Tòa án nước ngoài về việc tiến hành một số hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập theo nguyên tắc có đi có lại.
Tòa án Việt Nam không chấp nhận thực hiện việc ủy thác của Tòa án nước ngoài khi thuộc trường hợp sau:
- Xâm phạm đến chủ quyền của Việt Nam hoặc đe dọa đến an ninh của Việt Nam;
- Không thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam.
Thủ tục thực hiện
Việc Tòa án Việt Nam ủy thác cho Tòa án nước ngoài hoặc Tòa án nước ngoài ủy thác cho Tòa án Việt Nam phải được lập thành văn bản và gửi đến cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc theo quy định của Việt Nam.
Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nhận được văn bản ủy thác tư pháp phải chuyển ngay cho Tòa án Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền nước ngoài nhận văn bản ủy thác của Tòa án Việt Nam.
Văn bản ủy thác tư pháp
Văn bản phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm lập văn bản;
- Tên, địa chỉ của Tòa án ủy thác;
- Tên, địa chỉ của Tòa án thực hiện ủy thác;
- Nội dung ủy thác;
- Họ, tên, địa chỉ của cá nhân; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức có liên quan.
Nội dung công việc ủy thác
Yêu cầu của Tòa án ủy thác: Gửi kèm theo văn bản là giấy tờ, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện ủy thác nếu có.
Công nhận giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận:
- Giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc ở ngoài lãnh thổ Việt Nam được Tòa án Việt Nam công nhận nếu giấy tờ tài liệu đó đã được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.
- Giấy tờ, tài liệu lập bằng tiếng nước ngoài được gửi cho Tòa án Việt Nam kèm theo bản dịch ra tiếng Việt đã được công chứng, chứng thực hợp pháp.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài
- Điều kiện để nhận cha mẹ con có yếu tố nước ngoài
- Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng có yếu tố nước ngoài thế nào?
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Ủy thác tư pháp theo quy định của pháp luật”. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Ủy thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
– Yêu cầu tống đạt cho đương sự giấy triệu tập đến phiên tòa ở nước ngoài;
– Yêu cầu về lấy lời khai của đương sự, nhân chứng, người giám định;
– Xác định mức thu nhập thực tế của người phải cấp dưỡng, phải bồi thường thiệt hại,…
– Ngày, tháng, năm lập văn bản;
– Tên, địa chỉ của Tòa án ủy thác;
– Tên, địa chỉ của Tòa án thực hiện ủy thác;
– Nội dung ủy thác;
– Họ, tên, địa chỉ của cá nhân; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức có liên quan.