Hợp đồng dân sự gồm nhiều loại như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng tặng cho, hợp đồng gửi giữ, hợp đồng cho thuê,…. Vậy hợp đồng nào phải được lập bằng văn bản; hợp đồng nào phải được công chứng chứng thực; hợp đồng nào chỉ cần thông qua lời nói. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây; hãy cùng Luât sư X tìm hiểu hình thức của hợp đồng dân sự là như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
Khái niệm hợp đồng dân sự
Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định khái niệm hợp đồng dân sự như sau:
Điều 385. Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Các hình thức của hợp đồng dân sự
Hợp đồng dân sự chính là một dạng của giao dịch dân sự; nên hình thức của giao dịch dân sự sẽ bao gồm cả hình thức của hợp đồng dân sự. Điều 119 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định hình thức giao dịch dân sự như sau:
Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký; thì phải tuân theo quy định đó.
Theo đó; hợp đồng dân sự được thể hiện bằng một trong các hình thức sau:
Hình thức bằng lời nói
- Đây là hình thức hợp đồng đơn giản nhất; các bên giao kết hợp đồng chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về nội dung cơ bản của hợp đồng; hoặc mặc nhiên thực hiện những hành vi nhất định đối với nhau.
- Hình thức này thường được áp dụng trong những trường hợp các bên đã có độ tin tưởng lẫn nhau; hoặc đối với những hợp đồng; mà ngay sau khi giao kết sẽ được thực hiện và chấm dứt. Ví dụ: bạn bè cho nhau vay tiền, mượn tài sản,….
- Ưu điểm: nhanh chóng; thường có áp dụng luôn; thường được áp dụng trong trường hợp các bên đã có độ tin tưởng nhau.
- Nhược điểm: khi xảy ra tranh chấp; thì không xác minh được quyền và nghĩa vụ của các bên; Tòa án không có căn cứ để giải quyết tranh chấp.
Hình thức bằng văn bản
- Đây là hình thức hợp đồng nhằm ghi nhận những nội dung; mà hai bên đã thỏa thuận, cam kết. Trong văn bản đó; các bên phải ghi đầy đủ những nội dung cơ bản của hợp đồng; và cùng ký tên xác nhận vào văn bản đó. Khi có tranh chấp,;hợp đồng đươc giao kết bằng hình thức văn bản tạo ra chứng cứ pháp lý chắc chắn hơn so với hình thức miệng. Căn cứ vào văn bản của hợp đồng; các bên dễ dàng thực hiện quyền yêu cầu của mình đối với bên kia. Vì vậy; đối với những hợp đồng; mà việc thực hiện không cùng một lúc với việc giao kết; thì các bên thường chọn hình thức này. Thông thường; hợp đồng được lập thành nhiều bản; và mỗi bên giữ một bản; coi như đã có trong tay một bằng chứng, chứng minh quyền dân sự của mình.
- Ví du: Hợp đồng thuê tài sản, Hợp đồng hợp tác,…
- Ưu điểm: Khi xảy ra tranh chấp có văn bản để xác minh, có thể ghi rõ những nội dung 2 bên đã thỏa thuận.
- Nhược điểm: thủ tục rườm rà.
Hình thức bằng hành vi cụ thể
- Đối với hình thức hợp đồng này; thì người giao kết hợp đồng chỉ cần thực hiện một hành vi cụ thể; là đã hoàn thành xong việc giao kết. Ví dụ: mua nước ở máy bán hàng tự động,…
- Ưu điểm: nhanh chóng, tiện lợi, hợp đồng thường chấm dứt ngay sau khi thực hiện hành vi.
- Nhược điểm: khi xảy ra tranh chấp thì không xác minh được quyền và nghĩa vụ của các bên, Tòa án không có căn cứ để giải quyết tranh chấp.
Hình thức có công chứng, chứng thực, đăng ký
- Đối với những trường hợp có tính chất phức tạp; dễ xảy ra tranh chấp; và đối tượng của nó là những tài sản mà Nhà nước cần phải quản lý, kiểm soát; khi chúng được dịch chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác; thì các bên phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Hợp đồng được lập ra theo hình thức này có giá trị chứng cứ cao nhất. Vì vậy, đối với những hợp đồng mà pháp luật không yêu cầu phải lập theo hình thức này nhưng để quyền lợi của mình được đảm bảo, các bên vẫn có thể chịn hình thức này để giao kết hợp đồng. Ví dụ: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất,….
- Ưu điểm: có giá trị chứng minh cao, khi xảy ra tranh chấp Tòa án có căn cứ để giải quyết.
- Nhược điểm: hình thức này phức tạp hơn, mất nhiều thời gian, tốn kém chi phí.
Câu hỏi thường gặp
Đây là hình thức hợp đồng đơn giản nhất; các bên giao kết hợp đồng chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về nội dung cơ bản của hợp đồng; hoặc mặc nhiên thực hiện những hành vi nhất định đối với nhau.
Hình thức này thường được áp dụng trong những trường hợp các bên đã có độ tin tưởng lẫn nhau; hoặc đối với những hợp đồng; mà ngay sau khi giao kết sẽ được thực hiện và chấm dứt.
Đối với hợp đồng này; thì người giao kết hợp đồng chỉ cần thực hiện một hành vi cụ thể; là đã hoàn thành xong việc giao kết. Ví dụ: mua nước ở máy bán hàng tự động,…
Đối với những trường hợp có tính chất phức tạp; dễ xảy ra tranh chấp; và đối tượng của nó là những tài sản mà Nhà nước cần phải quản lý, kiểm soát; khi chúng được dịch chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác; thì các bên phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Hợp đồng được lập ra theo hình thức này có giá trị chứng cứ cao nhất. Vì vậy, đối với những hợp đồng mà pháp luật không yêu cầu phải lập theo hình thức này nhưng để quyền lợi của mình được đảm bảo, các bên vẫn có thể chịn hình thức này để giao kết hợp đồng.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Các hình thức của hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật dân sự. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.