Chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con có phải chịu lãi không?

bởi PhamThanhThuy
Chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con có phải chịu lãi không

Chào Luật sư, tôi và vợ tôi đã ly hôn. Vợ tôi giành quyền nuôi con 8 tuổi. Tôi thực hiện cấp dưỡng cho con. Tháng này do tôi chậm tiến độ nên bị công ty phạt trừ lương. Tôi chậm thực hiện cấp dưỡng nhưng vợ cũ cứ gọi giục tôi gửi tiền. Cô ta còn dọa sẽ kiện tôi chậm cấp dưỡng, khi đó còn thêm tiền lãi nữa. Chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con có phải chịu lãi không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Trong thực tiễn, không phải lúc nào người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con cũng thực hiện theo đúng quyết định của Tòa án. Vậy, trong trường hợp bố (mẹ) chậm cấp dưỡng thì có phải chịu lãi suất không vẫn còn ý kiến khác nhau. Chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con có phải chịu lãi không? Hãy cùng luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Cấp dưỡng là gì?

Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định tại khoản 24 Điều 3 giải thích rõ về cấp dưỡng:

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân; huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên; người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này..”

Căn cứ khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ; quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con…”

Như vậy, cấp dưỡng cho con là nghĩa vụ của cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con; sẽ đóng tiền hoặc tài sản khác nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con thành niên mà không thể tự nuôi bản thân.

Chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con có phải chịu lãi không
Chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con có phải chịu lãi không

Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con?

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân; huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên; người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn; túng thiếu.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 92 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó; không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không; người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Tiếp theo; quy định tại Điều 82 và Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; không phải mọi trường hợp cấp dưỡng mang tính bắt buộc. Bố mẹ bắt buộc cấp dưỡng đối với con dưới 18 tuổi; chỉ cấp dưỡng cho con từ đủ 18 tuổi nếu con không có khả năng lao động và không có tài sản tự nuôi; con không có khả năng lao động và gặp khó khăn; túng thiếu.

Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì cá nhân, cơ quan; tổ chức có thẩm quyền có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu hiện nay là bao nhiêu?

Tiền cấp dưỡng nuôi con được hiểu là những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận.

Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về mức cấp dưỡng như sau:

“Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập; khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng… Khi có lý do chính đáng; mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết”.

Như vậy; pháp luật hiện hành không quy định mức cấp dưỡng cụ thể là 2 triệu; 5 triệu hay 100 triệu/tháng; mà tạo điều kiện cho các bên tự thỏa thuận dựa vào điều kiện; thu nhập của người cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Khi quyết định mức tiền phải cấp dưỡng; tòa án sẽ căn cứ vào mức thu nhập của người cấp dưỡng; vì vậy mức cấp dưỡng thường không cao hơn mức thu nhập của người cấp dưỡng; dao động 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng.

Chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con có phải chịu lãi không?

Quan điểm thứ nhất cũng là quan điểm của tác giả cho rằng: Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Việc chậm thực hiện nghĩa vụ theo từng kỳ cũng bị coi là chậm thực hiện nghĩa vụ.

Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện bằng tiền nên chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cũng có tính chất như chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền nên người chậm thực người chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu tiền lãi chậm thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật. Do đó người có nghĩa vụ phải chịu tiền lãi chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Quan điểm thứ hai cho rằng: Bộ luật Dân sự năm 2015 chỉ quy định về trách nhiệm chậm thực hiện nghĩa vụ “trả tiền” tại Điều 357 mà không có quy định nào khác về chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nên Tòa án buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu tiền lãi chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng với với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 là không đúng.

Chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con có phải chịu lãi không
Chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con có phải chịu lãi không

Người có thẩm quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là những ai?

Trong trường hợp người phải cấp dưỡng không tự nguyện thực hiện; thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thì những người sau đây có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ:

  • Người được cấp dưỡng; cha; mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
  • Người thân thích.
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình.
  • Hội Liên hiệp phụ nữ.

Ngoài ra, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan; tổ chức trên yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Bản án của Tòa án về cấp dưỡng được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện nghĩa vụ của mình theo quyết định của Tòa án; thì người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án ra quyết định buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Video Luật sư X giải đáp cho câu hỏi “Chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con có phải chịu lãi không?

Video Luật sư X giải đáp cho câu hỏi “Chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con có phải chịu lãi không?

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề Chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con có phải chịu lãi không?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty tnhh 1 thành viên tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; Xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký nhãn hiệu, Bảo hộ bản quyền tác giả; Xác nhận số tài khoản ngân hàng là gì?…hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Hiện nay Luật quy định mức cấp dưỡng dựa trên căn cứ nào?

Theo quy định của pháp luật HNGĐ: “mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết” (điều 116, Luật HNGĐ 2014).

Vợ chồng có thể thỏa thuận không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con không?

Nếu như người nhận nuôi con đủ khả năng về thu nhập; tài chính để đem tới cho con một sống đầy đủ; ổn định cho đến khi con thành niên và đủ khả năng để kiếm sống tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con với mức thu nhập không quá dư dả; thì pháp luật sẽ xem xét công nhận thỏa thuận của các bên không có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Điều đó nhằm tránh trường hợp trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng; đổ dồn trách nhiệm cho một người trong con là con chung của hai người.

Không cấp dưỡng thì có được thăm con hay không?

Theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; quyền thăm con sau khi ly hôn là quyền mà pháp luật quy định cho người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Do đó; việc người trực tiếp nuôn con viện dẫn việc không cấp dưỡng để ngăn cản quyền này là không đúng với quy định của pháp luật.

5/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm