Có được chuyển ngày nghỉ phép sang năm sau không?

bởi Ngọc Trinh
Có được chuyển ngày nghỉ phép sang năm sau không?

Khách hàng: Xin chào Luật sư! Hiện tôi đang có thắc mắc muốn nhờ Luật sư giải đáp và phản hồi ạ. Tôi là nhân viên cho một công ty. Theo quy định của công ty thì mỗi năm chúng tôi sẽ được nghỉ phép vài ngày. Vậy tôi muốn hỏi “Có được chuyển ngày nghỉ phép sang năm sau không?” Rất mong Luật sư tư vấn. Cảm ơn Luật sư!

LSX: Cảm ơn bạn đã tìm đến chúng tôi để nhờ tư vấn. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Vì vậy hãy cùng nhau đi tìm hiểu về vấn đề bạn đang thắc mắc nhé!

Căn cứ pháp lý

Thế nào là hợp đồng lao động?

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Pháp luật quy định thế nào về nguyên tắc giao kết hợp đồng?

Căn cứ theo Điều 15 Bộ luật lao động 2019 quy định về nguyên tắc khi giao kết hợp đồng:

  • 1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
  • 2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Nội dung hợp đồng lao động gồm những gì?

Nội dung của hợp đồng lao động gồm rất nhiều ý, có những ý do các bên thỏa thuận thêm vào. Tuy nhiên, cũng có những ý chính bắt buộc sau đây:

  • Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
  • Công việc và địa điểm làm việc;
  • Thời hạn của hợp đồng lao động;
  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
  • Chế độ nâng bậc, nâng lương;
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
  • Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
  • Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

Quy định của pháp luật về nghỉ hàng năm

Theo Điều 113 Bộ luật lao động 2019 quy định:

Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

  • 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
  • 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Có được chuyển ngày nghỉ phép sang năm sau không?
Có được chuyển ngày nghỉ phép sang năm sau không?

Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Có được chuyển ngày nghỉ phép sang năm sau không?

Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì không có quy định về chuyển ngày nghỉ phép sang năm sau. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 4 Điều 113 Bộ luật lao động 2019 đã nêu ở trên:

Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

Như vậy, theo quy định tại khoản này bạn có thể thỏa thuận với công ty về việc chuyển ngày nghỉ phép sang năm sau. Tức là gộp ngày nghỉ phép nhưng chỉ được tối đa 03 năm một lần.

Quy định của pháp luật về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

Căn cứ theo quy định tại ĐIều 115 bộ luật lao động 2019 quy định:

Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

  • Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
  • Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
  • Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Có được chuyển ngày nghỉ phép sang năm sau không?” . Nếu quý khách có nhu cầu tra mã số thuế cá nhân của mình hay truy cập mã số thuế cá nhân của tôi. Hoặc các dịch vụ khác như hồ sơ giải thể công ty, quyết tạm ngừng kinh doanh,… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Có được cộng dồn ngày phép sang năm sau?

Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Như vậy có thể được cộng dồn ngày phép sang năm sau nhưng tối đa 03 năm một lần.

Lịch nghỉ phép do công ty quy định hay người lao động tự chọn?

Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết.

Có được tạm ứng ngày nghỉ phép?

Hiện nay, pháp luật không quy định gì về tạm ứng ngày nghỉ phép. Vì vậy, việc có được tạm ứng ngày nghỉ phép hay không dựa vào việc thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể của công ty.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm