Xin chào luật sư. Phân chia lãnh thổ quốc gia thành các đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương các cấp là một việc làm tất yếu của các Nhà nước. Vậy khái niệm về địa giới hành chính được hiểu như thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng đến địa giới hành chính theo quy định mới nhất là gì? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Địa giới hành chính là gì?
Địa giới hành chính được hiểu là đường ranh giới phân chia các đơn vị hành chính được đánh dấu bằng các mốc địa giới, là cơ sở pháp lí phân định phạm vi trách nhiệm của bộ máy hành chính nhà nước các cấp trong việc quản lí dân cư, đất đai, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở địa phương.
Muốn đảm bảo sự ổn định của bộ máy nhà nước cần quan tâm đến sự ổn định của địa giới hành chính. Những căn cứ để xác định địa giới hành chính thường thấy có thể kể đến như:
- Diện tích đất đai
- Dân số
- Các mối quan hệ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, dân tộc, lịch sử, truyền thống, tập quán
- Tình cảm của dân cư địa phương.
Hiện nay nước ta được chia thành 4 cấp hành chính là: cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Các yếu tố ảnh hưởng đến địa giới hành chính
Một trong những việc làm tất yếu của nhà nước là phân chia lãnh thổ quốc gia thành các đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương các cấp. Việc phân định đơn vị hành chính – lãnh thổ này dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Có thể kể đến các yếu tố như:
- Truyền thống lịch sử, tính cộng đồng dân cư của địa phương;
- Đặc điểm, điều kiện tự nhiên (địa hình, lãnh thổ, núi sông, biển);
- Yếu tố dân tộc, sắc tộc; yêu cầu đảm bảo hiệu quả quản lý và tạo thuận lợi cho người dân;
- Yêu cầu về an ninh, quốc phòng; quá trình đô thị hoá….
Sự ổn định đơn vị hành chính có tác động duy trì và phát triển mối quan hệ cộng đồng, nâng cao tinh thần đoàn kết hợp tác, tác động trực tiếp đến sự ổn định bộ máy hành chính nhà nước và hiệu quả, hiệu lực hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Hiện nay, trước những cơ hội và thách thức của hội nhập quốc tế và áp dụng mô hình quản lý hành chính hiện đại, ở nhiều nước trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ xu hướng hợp nhất đơn vị hành chính thành các vùng, khu vực lãnh thổ và liên kết chính quyền địa phương giữa các vùng nhằm giúp đỡ, phối hợp giải quyết những vấn đề liên vùng, nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền địa phương và tăng cường các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội.
Quy định pháp luật về địa giới hành chính
Cơ sở pháp lý về địa giới hành chính được quy định tại Điều 29 Luật đất đai 2013. Cụ thể như sau:
– Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính, quản lý mốc địa giới và hồ sơ địa giới hành chính các cấp.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật và định mức kinh tế – kỹ thuật trong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp.
– Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa và lập hồ sơ về địa giới hành chính trong phạm vi địa phương.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phương; trường hợp mốc địa giới hành chính bị mất, xê dịch hoặc hư hỏng phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
Tranh chấp về địa giới hành chính được giải quyết như thế nào?
Khoản 4 Điều 29 Luật đất đai 2013 quy định về việc giải quyết tranh chấp địa giới hành chính như sau:
Tranh chấp địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính do Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp không đạt được sự nhất trí về phân định địa giới hành chính hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau:
- Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Chính phủ trình Quốc hội quyết định;
- Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm cung cấp tài liệu cần thiết và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp địa giới hành chính.
Có thể bạn quan tâm
- Hướng dẫn tra cứu thay đổi địa giới hành chính
- Bản án hành chính về thu hồi đất mới năm 2022
- Bên mua đất không chịu thanh toán thì phải làm thế nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Các yếu tố ảnh hưởng đến địa giới hành chính theo quy định mới nhất“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đơn xin tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ địa chính dạng số được quản lý, bảo đảm an toàn cùng với việc quản lý bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu địa chính theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
Trong thời hạn 03 (ba) tháng, kể từ ngày có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thông báo để công dân đến làm thủ tục điều chỉnh trong sổ hộ khẩu. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày có thông báo của cơ quan đăng ký cư trú, công dân có trách nhiệm đến để làm thủ tục điều chỉnh trong sổ hộ khẩu.
Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm tài liệu dạng giấy, dạng số thể hiện thông tin về việc thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính và các mốc địa giới, đường địa giới của đơn vị hành chính đó.