Câu chuyện liên quan đến thưởng tết cho nhân viên bao giờ cũng là tâm điểm quan tâm của những người lao động. Nhiều người thích thú được nhận thưởng cao, có người lại chạnh lòng khi được thưởng ít ỏi, thậm chí là không có. Quy định về thưởng tết cho nhân viên theo pháp luật hiện hành? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật Sư X.
https://www.youtube.com/watch?v=Gk51URWE-sU&t=2s
1.Thưởng tết cho nhân viên là không bắt buộc.
Căn cứ theo Điều 103 Bộ luật lao động 2012 thì Thưởng tết hay thưởng tháng lương thứ 13 là loại tiền thưởng. Đây là một khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động ngoài tiền lương. Việc có hay không tiền thưởng phụ thuộc vào các yếu tố như mức độ hoàn thành công việc, sự thỏa thuận và kết quả sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, rõ ràng không có một quy định nào bắt buộc doanh nghiệp phải có thưởng tết cho nhân viên. Trên thực tế thì chỉ là nhiều hay ít, nhưng thường doanh nghiệp sẽ có thưởng tết cho nhân viên như là một sự khích lệ; một chế độ đãi ngộ để giữ chân nhân viên vì việc tuyển dụng được người tài giờ cũng rất khó. Điều 103. Tiền thưởng
- Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
- Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
2. Khi nào thì thưởng tết cho nhân viên là bắt buộc
Cũng căn cứ tại Điều 103 Bộ luật lao động 2012 thì doanh nghiệp có nghĩa vụ thưởng tết cho nhân viên khi thỏa mãn 3 điều kiện sau:
- Thỏa thuận giữa hai bên
- Căn cứ tình hình kinh doanh công ty
- Căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc của nhân viên
Ba yếu tố này là ràng buộc. Pháp luật không có quy định về việc bắt buộc phải thưởng tết. Bởi vì đây là thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp không được thưởng tết thì bạn cũng không nên quá bất ngờ. Vì pháp luật cũng không có quy định. Việc thưởng hay không phụ thuộc vào sếp (người sử dụng lao động) theo cảm tính là chính.
Lời khuyên.
Khi ký hợp đồng lao động thì cũng nên đọc kỹ nội dung hợp đồng. Xem xét rằng có điều khoản về tiền thưởng hay không? Hay tra cứu về thỏa ước lao động xem có ký kết với công đoàn về tiền thưởng. Để đưa ra quyết định chính xác cho công việc của mình. Bù lại thì bạn vẫn được hưởng lương trọn vẹn các ngày nghỉ lễ tết mà không phải đi làm:
- Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Hi vọng bài viết có ích cho bạn!
Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ pháp lý nhanh chóng, kịp thời: 0833 102 102
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Câu hỏi thường gặp
Viêc thưởng Tết cho nhân viên phụ thuộc nhiều vào tình hình tài chính công ty và hiệu suất làm việc của nhân viên. Nếu công ty làm ăn thua lỗ, không thể bắt buộc phải thưởng Tết cho nhân viên. Vì vậy không xử phạt hành vi không thưởng Tết cho nhân viên của doanh nghiệp.
Việc sa thải nhân viên vô cớ, không có lý do mà chỉ nhằm để không phải thưởng Tết cho nhân viên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, quy định Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật.
Doanh nghiệp có thể bị phạt tiền lên đến 75.000.000 đồng đối với các hành vi:
– không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định;
– vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết;
– huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động;
– huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định hoặc quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần;