Xin chào Luật sư X. Vừa rồi gần nhà tôi có nhà hàng xóm vừa bị tháo dỡ; tôi tò mò không biết để tháo dỡ nhà như này là do quyết định của ai; có phải là UBND xã, phường được tổ chức cưỡng chế phá dỡ nhà ở không?. Mong luật sư giải đáp. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp thắc mắc về “Theo quyết định cưỡng chế thì UBND xã, phường có được tổ chức cưỡng chế phá dỡ nhà ở không?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề pháp luật xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Theo quyết định cưỡng chế thì UBND xã, phường có được tổ chức cưỡng chế phá dỡ nhà ở không?
Căn cứ tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 95 Luật Nhà ở 2014 quy định về cưỡng chế phá dỡ nhà ở như sau:
2. Thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ nhà ở để thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 92 của Luật này, phá dỡ nhà ở riêng lẻ quy định tại các khoản 1, 4 và 5 Điều 92 của Luật này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ nhà chung cư quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 92 của Luật này.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức cưỡng chế phá dỡ nhà ở theo quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo quy định nêu trên ,thì UBND huyện là cơ quan có trách nhiệm tổ chức cưỡng chế phá dỡ nhà ở. Do đó UBND xã không có thẩm quyền tổ chức cưỡng chế phá dỡ nhà ở.
Chủ sở hữu sống ở đâu trong thời gian phá dỡ, xây dựng lại nhà?
Theo Điều 96 Luật Nhà ở 2014 quy định chỗ ở của chủ sở hữu khi nhà ở bị phá dỡ như sau:
1. Chủ sở hữu nhà ở phải tự lo chỗ ở khi nhà ở bị phá dỡ.
2. Trường hợp phá dỡ nhà ở thuộc diện bị thu hồi đất thì chỗ ở của chủ sở hữu được giải quyết theo chính sách về nhà ở tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai.
3. Trường hợp phá dỡ nhà chung cư để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới thì chỗ ở của chủ sở hữu có nhà chung cư bị phá dỡ được giải quyết theo quy định tại Điều 116 của Luật này.
Theo đó, thì chủ sở hữu nhà ở sẽ phải tự lo chỗ ở cho mình.
Có thể cưỡng chế phá dỡ nhà ở khi nhà ở bị hư hỏng nặng không?
Căn cứ Điều 92 Luật Nhà ở 2014 quy định về các trường hợp nhà ở phải phá dỡ như sau:
1. Nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai.
2. Nhà ở thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 110 của Luật này.
3. Nhà ở thuộc diện phải giải tỏa để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Nhà ở xây dựng trong khu vực cấm xây dựng hoặc xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
5. Nhà ở thuộc diện phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Bên cạnh đó tại Điều 95 Luật Nhà ở 2014 quy định về việc cưỡng chế phá dỡ nhà ở như sau:
1. Trường hợp nhà ở phải phá dỡ theo quy định tại Điều 92 của Luật này mà chủ sở hữu nhà ở, chủ đầu tư công trình hoặc người đang quản lý, sử dụng không tự nguyện thực hiện việc phá dỡ nhà ở thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở.
Như vậy, theo quy định hiện hành trong trường hợp nhà của bạn thuộc trường hợp hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh thì sẽ thuộc trường hợp phải phá dỡ nhà ở.
Có được phá dỡ nhà ở nằm trong khu dân cư vào ban đêm không?
Theo Điều 94 Luật Nhà ở 2014 quy định yêu cầu khi phá dỡ nhà ở như sau:
1. Phải di chuyển người và tài sản ra khỏi khu vực phá dỡ.
2. Phải có biển báo và giải pháp cách ly với khu vực xung quanh.
3. Bảo đảm an toàn cho người, tài sản, công trình xung quanh, công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc diện không bị phá dỡ và bảo đảm vệ sinh, môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Không được thực hiện việc phá dỡ nhà ở nằm trong khu dân cư trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 13 giờ và từ 22 giờ đến 05 giờ, trừ trường hợp khẩn cấp.
Như vậy, việc phá dỡ nhà ở nằm trong khu dân cư không được thực hiện vào ban đêm – cụ thể là trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 05 giờ, trừ trường hợp khẩn cấp. Do đó, nếu là trường hợp khẩn cấp và cơ quan có thẩm quyền xét thấy cần thiết thì vẫn được thực hiện việc tháo dỡ này.
Phải thông báo phá dỡ nhà đang cho thuê trước bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo Điều 97 Luật Nhà ở 2014 quy định về việc phá dỡ nhà cho thuê như sau:
– Bên cho thuê nhà ở phải thông báo việc phá dỡ bằng văn bản cho bên thuê biết ít nhất là 90 ngày trước khi thực hiện phá dỡ, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc phá dỡ theo quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Trường hợp phá dỡ để xây dựng lại nhà ở mà thời hạn thuê vẫn còn thì bên cho thuê có trách nhiệm bố trí cho bên thuê chỗ ở khác trong thời gian phá dỡ và xây dựng lại nhà ở, trừ trường hợp bên thuê thỏa thuận tự lo chỗ ở. Sau khi xây dựng xong nhà ở, bên thuê được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng, trừ trường hợp bên thuê không có nhu cầu tiếp tục thuê nhà ở đó; trường hợp bên thuê tự lo chỗ ở thì không phải trả tiền thuê nhà ở trong thời gian phá dỡ và xây dựng lại, thời gian phá dỡ và xây dựng lại không tính vào thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở.
Như vậy, theo quy định khi phá dỡ nhà cho thuê thì cần phải thông báo trước ít nhất là 90 ngày với người thuê. Theo quy định cũng nêu rõ, trong trường hợp phá dỡ để xây dựng nhà ở còn thời hạn thuê thì bên cho thuê có trách nhiệm bố trí chỗ thuê khác và sau khi xây xong phải cho thuê tiếp cho tới khi hết hạn hợp đồng. Vậy nên anh hoàn toàn có thể yêu cầu bên chủ trọ bố trí chỗ trọ, sau khi xây xong trọ mới thì phải cho anh tiếp tục thuê cho tới khi hết hạn hợp đồng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Theo quyết định cưỡng chế thì UBND xã, phường có được tổ chức cưỡng chế phá dỡ nhà ở không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, quyết toán thuế tncn, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm
- Xử lý vi phạm trong xây dựng nhà ở theo quy định năm 2022
- Người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam cần điều kiện gì?
- Thanh toán tiền mua nhà của người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 4, Điều 70 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, thẩm quyền buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép thuộc về:
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Xây dựng và Thanh tra Bộ Xây dựng;
– Chánh thanh tra Sở Xây dựng, Chánh thanh tra Bộ Xây dựng;
– Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh.
Căn cứ Khoản 1 Điều 78 Luật Nhà ở 2014 quy định về bảo hiểm nhà ở như sau:
Nhà nước khuyến khích các chủ sở hữu mua bảo hiểm nhà ở. Đối với nhà ở thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy thì chủ sở hữu nhà ở này phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Theo quy định trên có thể thấy, đối với nhà ở cũng có bảo hiểm và tùy theo loại nhà ở mà bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ theo quy định.
Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:
+ Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
+ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;
+ Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 của Luật nhà ở.