Hiện nay, đất đô thị được coi như là vấn đề được chú tâm khá nhiều do giá trị kinh tế cũng như lợi ích cho người dân. Bản chất của đất đô thị cũng chỉ là chuyển đổi từ giá trị của những mảnh đất khác, vậy thì hiện nay pháp luật Việt Nam đã quy hoạch đô thị mới nhất như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn tham khảo tại Luật sư X.
Đất đô thị là gì?
Đất đô thị được định nghĩa là sự biến đổi từ đất nông nghiệp, lâm nghiệp thành đất công nghiệp, thương nghiệp, đất giao thông, văn hóa…Mặt khác, việc chuyển thành đất đô thị để sử dụng tiến hành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhằm phát triển kinh tế.
Đất đô thị được chia thành nhiều loại, bao gồm:
– Căn cứ vào mục đích sử dụng đất
+ Đất chuyên dụng: xây trường học, bệnh viện, công trình vui chơi giải trí, khu hành chính, trung tâm thương mại,…
+ Đất ở đô thị: thiết kế xây dựng nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt
+ Đất công trình công cộng: đường giao thông, hệ thống đường dây điện, công trình thoát nước, nhà ga,…
+ Đất dùng với mục đích an ninh quốc phòng, cơ quan ngoại giao
+ Đất nông ngư nghiệp: hồ nuôi trồng thủy sản, trồng cây xanh, trồng hoa, các phố vườn.
+ Đất chưa sử dụng: đất quy hoạch phát triển đô thị nhưng chưa sử dụng (còn gọi là đất quy hoạch treo).
– Căn cứ vào mục đích quy hoạch xây dựng đô thị
+ Đất dân dụng: đất xây dựng khu nhà ở, khu trung tâm phục vụ cộng đồng, cây xanh, giao thông, cơ sở hạ tầng
+ Đất ngoài khu dân dụng: xây dựng các trung tâm chuyên ngành, xây khu công nghiệp kho tàng, khu an ninh quốc phòng, cơ quan ngoài đô thị,…
– Căn cứ vào nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất
+ Đất sử dụng có thời hạn: đất cho thuê để xây công trình sản xuất kinh doanh
+ Đất sử dụng không thời hạn: giao đất có thu tiền sử dụng đất và không thu tiền sử dụng đất
Hồ sơ quy hoạch đô thị
Căn cứ thông tư số 12/2016/TT-BXD, quy hoạch chung các đô thị là thành phố trực thuộc trung ương, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn, và đô thị loại V chưa được công nhận là thị trấn thì áp dụng điều này.
Thành phần bản vẽ quy hoạch bao gồm:
– Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng: Vị trí, ranh giới vùng, các mối quan hệ tự nhiên, kinh tế – xã hội có ảnh hưởng đến khu vực quy hoạch được thể hiện trên bản đồ theo tỷ lệ thích hợp.
– Các sơ đồ hiện trạng vùng: Điều kiện tự nhiên; hiện trạng phân bố dân cư và sử dụng đất; hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội…Thể hiện trên bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/100.000, bản đồ 1/250.000 đối với vùng liên tỉnh. Và bản đồ tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000 đối với các vùng khác.
– Các sơ đồ định hướng hạ tầng kỹ thuật cấp vùng: giao thông, cao độ nền, thoát nước mặt, cung cấp năng lượng,…và được thể hiện trên bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp
Các bản vẽ về đánh giá môi trường chiến lược. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.
Thuyết minh
– Đưa ra lý do, sự cần thiết trong việc lập quy hoạch xây dựng vùng, căn cứ lập quy hoạch. Và đưa ra quan điểm và mục tiêu phát triển vùng.
– Phân tích và đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của vùng; hiện trạng phân bố đô thị và nông thôn; cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật;…. Các nội dung trình bày mạch lạc, ngắn gọn, đủ ý, rõ ràng kèm theo các sơ đồ, bảng biểu minh họa.
– Xác định động lực, tiềm năng phát triển vùng
Dự báo về tình hình kinh tế – xã hội, dân số, tỷ lệ đô thị hóa, tình trạng sử dụng đất, môi trường,…
Luật quy hoạch đô thị mới nhất
– Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ, khoanh vùng đất theo không gian sử dụng nhằm các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, môi trường, biến đổi khí hậu. Các nhu cầu sử dụng đất trong ngành, lĩnh vực đối với từng vùng KT-XH, đơn vị hành chính trong khoảng thời gian xác định.
– Quy hoạch sử dụng đất gắn liền với kế hoạch sử dụng đất giúp xác định các biện pháp, thời gian sử dụng đất theo quy hoạch.
– Đảm bảo việc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, đạt những mục tiêu nhất định phù hợp với quy định của nhà nước
Nội dung quy hoạch quốc gia
– Tại Điều 22: Quy hoạch tổng thể quốc gia là việc tổ chức sắp xếp, phân bố lại không gian cho hoạt động: kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường,…
– Tại Điều 23: Quy hoạch biển quốc gia là việc phân vùng, tổ chức không gian ngành đối với đất ở ven biển, đảo và quần đảo, biển và vùng trời thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam.
– Tại Điều 24: Quy hoạch sử dụng đất quốc gia là việc phân bố và tổ chức không gian sử dụng đất quốc phòng, phát triển kinh tế – xã hội, môi trường, sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực liên vùng, tỉnh
– Tại điều 25: Quy hoạch ngành quốc gia là việc định hướng phát triển, tổ chức, phân bố lại không gia. Phân bổ nguồn lực cho các ngành thuộc tính liên ngành, liên tỉnh. Và quy hoạch bảo vệ môi trường, tài nguyên quốc gia.
Nội dung quy hoạch vùng
– Phân tích, đánh giá thực trạng, quan điểm mục tiêu phương hướng phát triển và giải pháp theo từng vùng
– Đưa ra kế hoạch định hướng, phát triển, sắp xếp không gian, phân bổ nguồn lực các hoạt động KT-XH, An ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường có tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh.
Nội dung quy hoạch tỉnh
– Hoạt động triển khai các dự án cấp quốc gia đã được xác định quy hoạch
– Các dự án cấp vùng, liên tỉnh đã xác định ở quy hoạch vùng
– Định hướng phát triển, sắp xếp không gian, phân bổ các hoạt động KT-XH, an ninh quốc phòng, môi trường cấp tỉnh, huyện. Và định hướng bố trí trên địa bàn cấp huyện.
Nội dung luật quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn
– Nội dung này sẽ bao gồm việc lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện và điều chỉnh quy hoạch đô thị và nông thôn.
– Việc quy hoạch đô thị và nông thôn hiện đang thực hiện theo văn bản hướng dẫn luật quy hoạch đô thị và luật xây dựng năm 2014 sửa đổi.
– Việc công bố, công khai quy hoạch đô thị, nông thôn sẽ làm theo nghị định hướng dẫn của luật quy hoạch 2017 và luật quy hoạch đô thị và xây dựng.
Điểm nổi bật trong quy hoạch đô thị
Công khai quy hoạch
Việc công bố thông tin quy hoạch đất đều phải thực hiện theo luật. Điều này sẽ nhằm làm hạn chế tối đa các tiêu cực trong quy hoạch. Cũng như ảnh hưởng tới quyền lợi của những người có liên quan.
– Không công bố, công bố, công bố không đầy đủ thông tin quy hoạch. Hoặc từ chối cung cấp thông tin quy hoạch nếu không thuộc thông tin mật của nhà nước.
– Không được hoặc cố ý cung cấp sai thông tin quy hoạch
– Không làm giả, hủy hoại hay làm sai lệch hồ sơ, tài liệu về quy hoạch đất đai
Nguyên tắc kế thừa khi quy hoạch đất
– Đảm bảo tuân thủ, liên tục, kế thừa, ổn định trong quy hoạch đất đai
– Có sự thống nhất, đồng bộ các chiến lược quy hoạch trong ngành, lãnh thổ…
– Công khai quy hoạch, đảm bảo có sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng và các cá nhân, hài hòa lợi ích quốc gia, vùng, địa phương và người dân. Đàm bảo tính độc lập giữa cơ quan lập quy hoạch và Hội đồng thẩm định quy hoạch
Bắt buộc lấy ý kiến khi quy hoạch
– Gửi hồ sơ, tài liệu, đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của các cơ quan quy hoạch.
– Thực hiện niêm yết, trưng bày tại nơi công cộng. phát phiếu điều tra, tổ chức hội nghị và các hình thức khác theo pháp luật
– Có trách nhiệm trả lời các câu hỏi khi các đơn vị, cơ quan lấy ý kiến. Đối với việc lấy ý kiến từ cộng đồng, đều sẽ được đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan quy hoạch.
Điều chỉnh quy hoạch
– Điều chỉnh mục tiêu các chiến lược về kinh tế, phát triển ngành, lĩnh vực
– Điều chỉnh quy hoạch địa giới hành chính
– Điều chỉnh các quy hoạch do thiên tai, chiến tranh, biến đổi khí hậu ảnh đến đất quy hoạch.
Mời bạn xem thêm
- CÁC LOẠI ĐẤT TRONG QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
- SỔ ĐỎ GHI THỜI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT LÂU DÀI THÌ CÓ ĐƯỢC SỬ DỤNG VĨNH VIỄN?
- ĐẤT ĐỒNG SỞ HỮU CÓ TÁCH SỔ RIÊNG ĐƯỢC KHÔNG?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Luật quy hoạch đô thị mới nhất. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả! Luật sư X chuyên tư vấn giải quyết các vấn đề quy định bảo hộ logo công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty; Cấp phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, Trích lục ghi chú ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam, Mức bồi thường thu hồi đất, giá đền bù đất, tạm ngừng doanh nghiệp của Luật sư X. Hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Quy hoạch đô thị: là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.
– Quy hoạch chung: là việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững.
– Quy hoạch phân khu: là việc phân chia và xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị của các khu đất, mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội trong một khu vực đô thị nhằm cụ thể hóa nội dung quy hoạch chung.
– Quy hoạch chi tiết: Quy hoạch chi tiết là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hóa nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung.
– Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội của đô thị;
– Quy mô dân số
– Mật độ dân số
-Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp;
– Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng.
Ngoài ra, xác định cấp quản lý hành chính đô thị như sau:
– Thành phố trực thuộc trung ương: đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I
– Thành phố thuộc tỉnh: đô thị loại I hoặc loại II hoặc loại III
– Thị xã: đô thị loại III hoặc loại IV
– Thị trấn: đô thị loại IV hoặc loại V.
– Văn hóa, lối sống cộng đồng
– Chính sách quản lý và phát triển bất động sản và nhà ở.
– Chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho mỗi vùng, mỗi khu vực.
– Đầu tư và phát triển bất động sản.
– Phát triển bền vững của nhân loại.
– Đầu tư hạ tầng kỹ thuật.
– Phát triển và bảo tồn các di sản kiến trúc và thiên nhiên.