Vay tín chấp không trả được có sao không?

bởi Anh
Vay tín chấp không trả được có sao không

Vay tín chấp đã trở thành hình thức vay nợ phổ biến hiện nay. Đây là hình thức vay được áp dụng nhiều bởi các tổ chức cho vay tín dụng. Vậy pháp luật quy định như thế nào về cho vay tín chấp? Vay tín chấp không trả được có sao không?

Căn cứ pháp lý

Hợp đồng vay tài sản

Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Đây là hợp đồng đơn vụ. Xét theo nguyên tắc, hợp đồng vay tài sản là đơn vụ đối với những trường hợp vay không có lãi suất, bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay phải hoàn trả vật cùng loại tương ứng với số lượng, chất lượng của tài sản cho bên bay. Bên vay không có quyền đối với bên cho vay. Tuy nhiên đối với hợp đồng vay tài sản có lãi suất thì bên cho vay có nghĩa vụ chuyển tiền đúng thời hạn, nếu vi phạm phải chịu trách nhiệm dân sự.

Hợp đồng vay là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù. Nếu hợp đồng vay có lãi suất là hợp đồng vay có đền bù, nếu hợp đồng vay không có lãi suất là hợp đồng không có đền bù.

Hợp đồng vay là hợp đồng chuyển quyền sở hữu đối với tài sản từ bên cho vay sang bên vay, khi bên vay nhận tài sản. Vì vậy, bên vay có toàn quyền đối với tài sản vay, trừ trường hợp vay có điều kiện sử dụng.

=> Hợp đồng vay tài sản có tác dụng giúp cho bên vay giải quyết những khó khăn kinh tế trước mắc, giúp các doanh nghiệp khắc phục khó khăn khi thiếu vốn để sản xuất và lưu thông hàng hóa, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người, nhu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp. Hợp đồng vay tài sản trong nhân dân thường mang tính chất tương trợ giúp đỡ lẫn nhau để giải quyết những khó khăn tạm thời trong cuộc sống, sản xuất, kinh doanh.

Đặc điểm của vay tín chấp

  • Số tiền vay tối đa: Từ 10 triệu đến 500 triệu. Một số ngân hàng như HSBC hay LienVietPostBank cho vay tới 900 triệu – 1 tỷ đồng
  • Thời gian vay: Từ 12 tháng đến 60 tháng
  • Không yêu cầu tài sản thế chấp
  • Thời gian duyệt hồ sơ nhanh từ 8h đến 3 ngày làm việc.

Các hình thức cho vay tín chấp

Có thể nói vay tín chấp là một trong những sản phẩm tín dụng đa dạng nhất hiện nay, với đủ các hình thức.

Xét về điều kiện xét duyệt khoản vay thì vay tín chấp gồm:

  • Vay tín chấp theo lương
  • Vay tín chấp theo sổ hộ khẩu
  • Vay tín chấp theo cavet xe
  • Vay tín chấp theo hợp đồng bảo hiểm
  • Vay tín chấp theo sim
  • Vay tín chấp theo hóa đơn điện nước

Xét về hình thức cấp vốn thì vay tín chấp sẽ gồm:

  • Vay tín chấp trả góp: Cấp tiền vay cho khách hàng một lần. Sau đó khách hàng có trách nhiệm trả gốc và lãi đều hàng tháng.
  • Vay thấu chi tín chấp: Khách hàng được cấp sẵn một hạn mức chi tiêu trong tài khoản thanh toán. Khi nào cần khách hàng có thể lấy ra để sử dụng. Ví dụ khách hàng được cấp hạn mức thấu chi là 50 triệu. Trong tài khoản của khách hàng lúc này chỉ có 5 triệu nhưng khách hàng hoàn toàn có thể chi tiêu số tiền lên đến 55 triệu.
  • Cấp thẻ tín dụng: Đây là hình thức ngân hàng cấp cho khách hàng một chiếc thẻ trong đó có hạn mức chi tiêu nhất định. Khách hàng sẽ sử dụng chiếc thẻ này để thanh toán hóa đơn hàng hóa dịch vụ, rút tiền trong hạn mức cho phép. Hình thức này có ưu điểm là khách hàng sẽ được miễn lãi trong một khoảng thời gian từ 45 đến 55 ngày tùy loại thẻ.

Thỏa thuận trong hợp đồng vay tín dụng với khách hàng

Trong các quy định nội bộ về cho vay tín dụng được nêu ra bao gồm rất nhiều nội dung nhằm đảm bao công ty tài chính tuân thủ đúng quy định về hoạt động cho vay có quy định về biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phải theo đúng quy định và phù hợp với đặc thù của khách hàng. Trong đó thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 21 giờ và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng. Điều này được quy định cụ thể trong điểm đ khoản 2 Điều 7 Thông tư số 43/2016/TT – NHNN như sau: 

” đ, Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng và quy định của pháp luật, trong đó thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 21 giờ và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng;”

Quý khách muốn chấm dứt hợp đồng cho vay tín dụng thì việc đầu tiên quý khách cần làm là xem xét điều khoản về các trường hợp chấm dứt hợp đồng tại hợp đồng tín chấp. Nếu trong hợp đồng có nêu thì quý khách xem trường hợp của mình có thuộc trường  hợp đó không để chấm dứt hợp đồng.

Vay tín chấp không trả được có sao không
Vay tín chấp không trả được có sao không

Vay tín chấp không trả được có sao không?

Hiện nay, theo quy định của pháp luật, chưa có nội dung nào đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự với những đối tượng khách hàng vay tín chấp theo lương không trả được nợ do khó khăn về tài chính. Thay vào đó, khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự theo điều 474 Bộ luật Dân sự:

  • Bên vay có trách nhiệm trả đủ số tiền khi đến hạn.
  • Trường hợp đến hạn chưa thanh toán, bên vay phải có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ cả lãi và nợ gốc + lãi nợ quá hạn theo quy định của bên cho vay vốn.

Tuy nhiên, trách nhiệm mà quý khách phải chịu, sẽ còn phụ thuộc vào hành vi mà bạn thực hiện, có thể xem xét đến 2 trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Khách hàng vay tín chấp theo lương không trả nhưng vẫn giữ liên lạc với bên vay vốn, có thái độ hợp tác thì bên vay vốn có thể hỗ trợ kéo dài hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng yêu cầu khách hàng hoàn trả tài sản. Nhưng nếu khách hàng kéo dài thời gian vay quá lâu, bên vay vốn có quyền kiện người cho vay ra tòa để buộc hoàn trả lại số tiền vay. Sau khi tòa án xét xử, người cho vay vẫn không hợp tác trả tiền thì sẽ có cơ quan cưỡng chế thi hành án, có thể kê biên, phong tỏa tài sản,… để thu hồi số nợ.
  • Trường hợp 2: Khách hàng vay tín chấp theo lương không trả nhưng không giữ liên lạc với bên vay vốn và bỏ trốn khỏi nơi cư trú, chính quyền địa phương không thể triệu tập được hoặc khách hàng sử dụng khoản tiền vay vào các mục đích bất hợp pháp dẫn đến không trả được nợ thì sẽ bị truy tố hình sự về tội: “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 140 Bộ Luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009

Như vậy, việc vay tín chấp theo lương không trả, bạn hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm hình sự hay phải đi tù, trừ khi vướng phải tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” khi bỏ trốn hay dùng tiền vào các việc làm phi pháp.

Nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bên cho vay vốn, bạn cần phải biết

Người đi vay khi đến kỳ hạn không trả được tiền thường có tâm lý chấp nhận mọi đòi hỏi và yêu cầu hoặc chịu đựng những hành vi của bên vay vốn. Tuy nhiên, bên cho vay cũng có những trách nhiệm và nghĩa vụ phải thực thi theo quy định mà người đi vay cần nắm được, như sau:

  • Mọi hành vi đe dọa, siết nợ, cưỡng chế trả nợ đều không hợp pháp
  • Thời gian gọi nhắc nợ chỉ từ 7 giờ – 21 giờ
  • Lãi suất phạt quá hạn chỉ được tính trên nợ gốc, không tính trên tổng số tiền cả gốc và lãi vay.
  • Thời hạn khởi kiện về HĐ dân sự (quy định tại Điều 427 Bộ luật Dân sự) là 02 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm.

Vay tín chấp theo lương không trả, phải giải quyết như thế nào?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vay tín chấp theo lương không trả, do khả năng kinh tế không đáp ứng được, do những rủi ro trong cuộc sống như mất việc, ốm đau, bệnh tật, mất mát tài sản… Khi đến hạn vẫn chưa trả nợ, trước hết bạn không nên mất bình tĩnh, cắt mọi liên lạc với bên vay vốn hay tìm cách bỏ trốn khỏi khoản nợ mà nên cùng bên vay vốn tìm cách giải quyết để nhận được sự thông cảm và hỗ trợ tốt nhất từ họ. Hãy tham khảo hướng giải quyết sau:

  • Sau khi nắm bắt được tình hình kinh tế không thể đáp ứng được việc trả nợ đúng hạn, hãy liên hệ với bên vay vốn càng sớm càng tốt, trình bày về khó khăn của bạn để cùng tìm hướng giải quyết.
  • Tốt nhất bạn nên đàm phán với bên vay vốn cho phép kéo dài hợp đồng để tránh được phần lãi suất phạt và bảo vệ lịch sử tín dụng của tài khoản.
  • Hãy đưa ra một lộ trình kế hoạch trả nợ chi tiết cho khoản vay. Nêu rõ nguồn thu nhập đến từ đâu (Vay mượn bạn bè, người thân, cầm cố tài sản, kinh doanh…), số tiền có thể trả được trong tháng đầu tiên và các tháng tiếp theo, và thời hạn dự tính trả hết nợ là bao lâu.
  • Nếu bên vay vốn không muốn kéo dài hợp đồng mà quyết định chấm dứt hợp đồng và đề nghị bạn thanh toán toàn bộ khoản vay, hãy cố gắng đàm phán để nhận được mức phí phạt thấp hơn so với quy định để giảm gánh nặng tài chính và nhanh chóng trả được nợ. Hãy cho đối tác vay vốn thấy được, quyết định này là có lợi đối với họ.
  • Không nên xoay vốn trả nợ từ những tổ chức tín dụng đen, bởi đây là những hình thức vay tiền không hợp pháp, có thể dẫn tới những tình huống siết nợ, đe dọa trả nợ như xã hội đen…
  • Cuối cùng, quan trọng nhất, tuyệt đối đừng nghĩ đến việc bỏ trốn nếu bạn không muốn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Lưu ý: Khi khoản vay của bạn chưa thể hoàn trả trong một thời gian dài, tài khoản của bạn sẽ rơi vào nhóm nợ chú ý rồi đến nợ xấu do CIC phân loại, cụ thể:

  • Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn (là các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Nhưng nếu quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày, vẫn nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn)
  • Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý (là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày)
  • Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn (là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày)
  • Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ (là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày)
  • Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn (là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày)

Khi tài khoản nằm trong nhóm nợ xấu là các nhóm 3, 4, 5, bạn sẽ rất khó có cơ hội được tiếp tục vay vốn trong lần sau tại bất cứ cơ quan, tổ chức tín dụng nào. Do đó, hãy cố gắng tìm cách trả nợ trước khi quá hạn 3 tháng nhé!

Mời bạn xem thêm

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến Vay tín chấp không trả được có sao không“. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về cách nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, thành lập công ty giá rẻ , các thủ tục thành lập công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh;…quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline : 0833.102.102 để được nhận tư vấn.

Câu hỏi thường gặp

Vay tín chấp không trả được có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Hiện nay, theo quy định của pháp luật, chưa có nội dung nào đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự với những đối tượng khách hàng vay tín chấp theo lương không trả được nợ do khó khăn về tài chính. Thay vào đó, khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự theo điều 474 Bộ luật Dân sự:

  • Bên vay có trách nhiệm trả đủ số tiền khi đến hạn.

  • Trường hợp đến hạn chưa thanh toán, bên vay phải có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ cả lãi và nợ gốc + lãi nợ quá hạn theo quy định của bên cho vay vốn.

Vay tín chấp theo lương không trả, phải giải quyết như thế nào?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vay tín chấp theo lương không trả, do khả năng kinh tế không đáp ứng được, do những rủi ro trong cuộc sống như mất việc, ốm đau, bệnh tật, mất mát tài sản… Khi đến hạn vẫn chưa trả nợ, trước hết bạn không nên mất bình tĩnh, cắt mọi liên lạc với bên vay vốn hay tìm cách bỏ trốn khỏi khoản nợ mà nên cùng bên vay vốn tìm cách giải quyết để nhận được sự thông cảm và hỗ trợ tốt nhất từ họ. Hãy tham khảo hướng giải quyết sau:
Sau khi nắm bắt được tình hình kinh tế không thể đáp ứng được việc trả nợ đúng hạn, hãy liên hệ với bên vay vốn càng sớm càng tốt, trình bày về khó khăn của bạn để cùng tìm hướng giải quyết.
Tốt nhất bạn nên đàm phán với bên vay vốn cho phép kéo dài hợp đồng để tránh được phần lãi suất phạt và bảo vệ lịch sử tín dụng của tài khoản.
Hãy đưa ra một lộ trình kế hoạch trả nợ chi tiết cho khoản vay. Nêu rõ nguồn thu nhập đến từ đâu (Vay mượn bạn bè, người thân, cầm cố tài sản, kinh doanh…), số tiền có thể trả được trong tháng đầu tiên và các tháng tiếp theo, và thời hạn dự tính trả hết nợ là bao lâu.
Nếu bên vay vốn không muốn kéo dài hợp đồng mà quyết định chấm dứt hợp đồng và đề nghị bạn thanh toán toàn bộ khoản vay, hãy cố gắng đàm phán để nhận được mức phí phạt thấp hơn so với quy định để giảm gánh nặng tài chính và nhanh chóng trả được nợ. Hãy cho đối tác vay vốn thấy được, quyết định này là có lợi đối với họ.
Không nên xoay vốn trả nợ từ những tổ chức tín dụng đen, bởi đây là những hình thức vay tiền không hợp pháp, có thể dẫn tới những tình huống siết nợ, đe dọa trả nợ như xã hội đen…
Cuối cùng, quan trọng nhất, tuyệt đối đừng nghĩ đến việc bỏ trốn nếu bạn không muốn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vay tín chấp không trả có ảnh hưởng gì đến khả năng vay sau này không?

 Khi khoản vay của bạn chưa thể hoàn trả trong một thời gian dài, tài khoản của bạn sẽ rơi vào nhóm nợ chú ý rồi đến nợ xấu do CIC phân loại, cụ thể:
Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn (là các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Nhưng nếu quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày, vẫn nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn)
Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý (là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày)
Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn (là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày)
Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ (là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày)
Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn (là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày)
Khi tài khoản nằm trong nhóm nợ xấu là các nhóm 3, 4, 5, bạn sẽ rất khó có cơ hội được tiếp tục vay vốn trong lần sau tại bất cứ cơ quan, tổ chức tín dụng nào. Do đó, hãy cố gắng tìm cách trả nợ trước khi quá hạn 3 tháng nhé!

 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm