Hiện nay nhiều công ty có nhu cầu sử dụng người lao động có nhiều kinh nghiệm nắm giữ những vị trí cần tay nghề nên thường sử dụng những lao động cao tuổi. Pháp luật cũng quy định rất cụ thể về vấn đề này. Nhưng vẫn có những nội dung người lao động và người sử dụng lao động vẫn chưa thể nắm rõ. Vậy quy định về thời gian làm việc đối với người cao tuổi như thế nào? Người cao tuổi có thể làm việc trong những ngành nghề gì?
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng lao động của NLĐ cao tuổi
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động xác định thời hạn như sau:
Khi hợp đồng lao động nêu trên hết hạn mà hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 Bộ luật Lao động 2019.
Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động đối với người lao động cao tuổi như sau:
Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Ngoài ra, người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
Như vậy, khi người lao động cao tuổi và người sử dụng lao động lao động ký kết hợp đồng có thể ký nhiều lần đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Ai là người lao động cao tuổi?
Người cao tuổi được ghi nhận trong Luật người cao tuổi 2009 là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
Tuy nhiên, quy định này đã có sự thay đổi tại khoản 1 Điều 148 BLLĐ năm 2019. Theo đó, người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường là đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi với nữ vào năm 2035.
Từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng với nam và đủ 55 tuổi 04 tháng với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ.
Từ 2021, lao động cao tuổi có còn được rút ngắn thời giờ làm việc?.
Trong khi đó, khoản 2 Điều 148 BLLĐ năm 2019 quy định:
Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
Có thể thấy, thay vì được áp dụng rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc chế độ làm việc không trọn thời gian như hiện nay, từ năm 2021, người lao động cao tuổi phải thỏa thuận với người sử dụng lao động để được áp dụng một trong hai cách trên. Việc áp dụng chế độ nào cũng đều cần có sự đồng ý giữa các bên.
Theo đó, người lao động không còn được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu.
Thay vào đó, khoản 3 Điều 148 BLLĐ năm 2019 khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
NSDLĐ phải thông báo cho người lao động biết về thời giờ làm việc
Khoản 2 Điều 105 Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019 quy định người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết.
Như vậy, từ ngày 01/01/2021, người sử dụng lao động khi quy định về thời giờ làm việc phải thông báo cho người lao động biết.
Bên cạnh đó, BLLĐ năm 2019 không đặt ra mức giới hạn cụ thể đối với thời gian làm công việc nặng nhọc, độc hại như hiện nay.quy định mới chỉ yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, có hại theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Đáng chú ý, việc thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động được Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện.
Quy định về thời gian làm việc đối với người cao tuổi
Thời giờ làm việc của người lao động cao tuổi được quy định tại khoản 2 Điều 149 Bô luật lao động 2019:
Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần (khoản 1 Điều 105 Bộ luật Lao động 2019)
Chế độ lương của lao động cao tuổi
Căn cứ khoản 2 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 quy định chế độ lương của người lao động cao tuổi như sau:
Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
Như quy định nêu trên, người lao động cao tuổi được hưởng chế độ lương hưu vẫn có thể ký hợp đồng lao động. Ngoài hưởng các khoản tiền lương và quyền lợi theo hợp đồng lao động. NLĐ cao tuổi vẫn có thể được hưởng chế độ hưu trí
NLĐ cao tuổi có thể làm công việc nặng nhọc độc hại
Căn cứ khoản 3 Điều 149 Bộ luật lao động 2019 quy định về công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như sau:
Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
Điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại khoản 1 Điều 64 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
- Người lao động cao tuổi có kinh nghiệm, tay nghề cao với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; có chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật;
- Người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo tiêu chuẩn sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sau khi có ý kiến của bộ chuyên ngành;
- Chỉ sử dụng không quá 05 năm đối với từng người lao động cao tuổi;
- Có ít nhất một người lao động không phải là người lao động cao tuổi cùng làm việc;
- Có sự tự nguyện của người lao động cao tuổi khi bố trí công việc.
Người sử dụng lao động có nhu cầu sử dụng NLĐ cao tuổi làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải lập phương án, gửi Bộ có thẩm quyền quản lý ngành với các nội dung cơ bản sau đây:
- Chức danh nghề, công việc, kèm theo mô tả đặc Điểm Điều kiện lao động của nghề, công việc sử dụng NLĐ cao tuổi;
- Đề xuất và đánh giá từng Điều kiện cụ thể sử dụng người cao tuổi kể trên.
Mời bạn xem thêm
- Người cao tuổi có được ủy quyền cho con cháu nhận lương hưu hộ hay không?
- Hợp đồng lao động vô hiệu một phần thì có được chấm dứt hợp đồng lao động hay không?
- Có phải trả tiền lương cho người lao động khi doanh nghiệp phá sản không?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về “Quy định về thời gian làm việc đối với người cao tuổi“. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký mã số thuế cá nhân; đăng kí mã số thuế doanh nghiệp , hồ sơ thuế của công ty và mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Thời giờ làm việc của người lao động cao tuổi được quy định tại khoản 2 Điều 149 Bô luật lao động 2019:
Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần (khoản 1 Điều 105 Bộ luật Lao động 2019).
Ông Châu muốn biết, việc áp dụng thời giờ làm việc đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu được thực hiện như thế nào? Hợp đồng lao động ký từ ngày 1/8/2015 có được áp dụng rút ngắn 1 giờ làm việc/ngày không?
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời ông Trần Văn Châu như sau:
Khoản 10, Điều 3 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP quy định: “thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 01 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu” được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương.
Theo như ông trình bày tại câu hỏi, người lao động sinh ngày 5/7/1955 đã làm thủ tục nghỉ hưu vào ngày 31/7/2015 (nghỉ hưu đúng tuổi), sau đó tiếp tục ký thêm hợp đồng lao động. Thời gian từ ngày 31/7/2015 về trước thì người lao động này không phải lao động cao tuổi nên không phải đối tượng quy định tại khoản 10, Điều 3 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP.
Thời gian từ ngày 1/8/2015 thì người lao động này là người lao động đã nghỉ hưu nên cũng không phải đối tượng khoản 10, Điều 3 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP nêu trên, nhưng là người lao động cao tuổi, nếu ký hợp đồng tiếp thì “được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian” theo quy định khoản 2 Điều 166 Bộ luật Lao động.
Căn cứ khoản 3 Điều 149 Bộ luật lao động 2019 quy định về công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như sau:
Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
Vì vậy người cao tuổi sẽ không được tham gia những công việc nặng nhọc độc hại.