Người cao tuổi có được ủy quyền cho con cháu nhận lương hưu hộ hay không?

bởi Hoàng Hà

Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Nhà nước. Đây là sự đảm bảo thay thế, được bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất. Tuy nhiên, đối với trường hợp người lớn tuổi, sức khỏe kém, họ muốn ủy quyền nhận lương hưu cho cho con cháu nhận lãnh lương hưu hộ thì có được hay không? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Uỷ quyền nhận lương hưu là gì?

Căn cứ tại Khoản 6 Điều 18 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

Điều 18. Quyền của người lao động

6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Theo đó, người lao động khi đã nghỉ hưu, với tuổi già sức yếu không thể trực tiếp đến nhận tiền lương hưu thì họ hoàn toàn quyền thực hiện thủ tục ủy quyền cho người khác (chẳng hạn như con cháu của họ) đến cơ quan có thẩm quyền để nhận thay lương hưu cho họ.

Trình tự thủ tục ủy quyền nhận lương hưu

Hồ sơ hưởng lương hưu đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc

Trường hợp đang tham gia BHXH bắt buộc thì thành phần hồ sơ để hưởng lương hưu bao gồm:

+ Sổ BHXH.

+ Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí

+ Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK (bản chính, trường hợp người lao động đã có biên bản GĐYK để hưởng các chính sách khác trước đó mà đủ điều kiện hưởng thì có thể thay bằng bản sao) đối với người nghỉ hưu do suy giảm KNLĐ hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm KNLĐ 61%) đối với người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

+ Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong quân đội có hưởng phụ cấp khu vực.

+ Giấy lĩnh thay lương hưu, trợ cấp BHXH.

  • Lưu ý:

+ Thành phần hồ sơ này nếu không ghi là bản chính thì có thể nộp bản chính hoặc bản sao hợp lệ; các thành phần hồ sơ, mẫu hồ sơ khác mà do cơ quan BHXH lập hoặc ban hành là bản chính.

+ Số lượng thành phần hồ sơ nêu trong Văn bản này là 01 bản.

+ Số hồ sơ hưởng BHXH là mã số BHXH

Thủ tục ủy quyền nhận lương hưu

Bước 1: Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người lao động nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

  • Trường hợp giao dịch hồ sơ giấy: Tiếp nhận hồ sơ từ Bộ phận tiếp nhận – Trả kết quả.
  • Trường hợp giao dịch điện tử: Truy cập Hệ thống quản lý thông tin để tiếp nhận hồ sơ từ đơn vị sử dụng người lao động, thân nhân người lao động; Thông báo giải quyết hồ sơ giao dịch điện tử và trả kết quả cho đơn vị.

Bước 2: Cơ quan bảo hiểm kiểm tra, đảm bảo đủ thành phần hồ sơ, tính toàn vẹn của hồ sơ; lập phiếu tiếp nhận và trả kết quả;

Trường hợp hồ sơ không đúng, không đủ thành phần thì trả cho người nộp kèm theo phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ thiếu thông tin phục vụ công tác quản lý người hưởng (địa chỉ không chi tiết, không có số điện thoại, thông tin về tài khoản không đầy đủ…) thì đề nghị đơn vị hoặc người lao động bổ sung đủ thông tin vào mẫu số 14-HSB trong trường hợp thành phần hồ sơ có đơn hoặc bổ sung vào phiếu tiếp nhận, trả kết quả.

Bước 3: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động. Giám đốc BHXH tỉnh/huyện quy định việc trả hồ sơ cho người lao động thông qua bưu điện.

Bước 4: Nhận hồ sơ đã được giải quyết từ Bộ phận Chế độ BHXH để trả cho người nộp (gồm: Quyết định hưởng, điều chỉnh, hủy, chấm dứt hưởng và Bản quá trình đóng BHXH nếu có) theo hình thức đã đăng ký nhận hồ sơ)

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm: Cách tính lương hưu mới nhất – Nghỉ trước tuổi tính lương hưu như nào?

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện hưởng lương hưu gồm những gì?

Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
+ Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

Mức hưởng lương hưu của nữ giới là bao nhiêu?

Mức hưởng lương hưu đối với lao động nữ như sau:
+ Đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.
+ Tỷ lệ hưởng hàng tháng là: tối đa là 75%.

Mức hưởng lương hưu của nam giới là bao nhiêu?

Mức hưởng lương hưu được tính riêng và đối với nam, nữ có mức hưởng khác nhau. Cụ thể đối với lao động Nam như sau:
+ Đóng đủ 19 năm BHXH thì được 45% (hiện tại chỉ cần đóng đủ 18 năm BHXH thì được 45%). Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.
+ Tỷ lệ hưởng hàng tháng là: tối đa là 75%.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm