Nhiều người hay hình thành nhiều thói quen từ công việc hiện tại của mình, có thể tốt cũng có thể xấu. Họ nói đó là bệnh nghề nghiệp. Vậy bệnh nghề nghiệp là gì? Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
Căn cứ:
- Luật lao động 2012
-
Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
Nội dung tư vấn:
Bệnh nghề nghiệp là gì?
Bệnh nghề nghiệp là những bệnh lý mang đặc trưng của nghề nghiệp hoặc liên quan tới nghề nghiệp, có tác động xấu đến tình trạng sức khỏe của người lao động.
Theo pháp luật, căn cứ điểm 9 khoản 3 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 thì bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
…
9. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
Ví dụ: Trong ngành y tế, những bác sĩ, y tá chăm sóc bệnh nhân nhiễm bệnh HIV/AIDS bị phơi nhiễm, bệnh nhân bị bệnh lao, bệnh viêm gan, khả năng lây bệnh khá cao khi phải tiếp xúc với bệnh nhân.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh nghề nghiệp?
Nguyên nhân của bệnh nghề nghiệp là do tác hại thường xuyên và lâu dài của điều kiện lao động không tốt, có thể kể đến như:
- Làm việc trong điều kiện khí hậu vượt quá giới hạn chịu đựng bình thường của cơ thể người.
- Làm việc trong điều kiện bị hạn chế về ánh sáng.
- Làm việc trong điều kiện tiếng ồn sản xuất thường xuyên vượt quá mức giới hạn nghe của tai.
- Làm việc trong điều kiện rung động tác động thường xuyên với các thông số có hại đối với cơ thể con người.
- Làm việc trong điều kiện phải tiếp xúc thường xuyên với khói bụi sản xuất, khí ô nhiễm, đặc biệt là bụi độc như bụi ôxít silíc, bụi than, quặng phóng xạ, bụi crôm.
- Làm việc trong điều kiện có tác dụng của các chất độc, tiếp xúc lâu với các chất hóa học kích thích.
- Làm việc trong điều kiện có tác dụng của tia phóng xạ nguy hiểm, các chất phóng xạ và đồng vị, các tia rơn ghen.
- Làm việc trong điều kiện có tác dụng thường xuyên của tia năng lượng cường độ lớn như tia hồng ngoại, dòng điện tần số cao.
Chính sách hỗ trợ của nhà nước trong việc tạo điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động
Để bảo vệ người lao động, nhà nước đưa ra 05 chính sách về an toàn, vệ sinh lao động, cụ thể:
- Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động.
- Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động.
- Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động.
- Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
- Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động.
Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ thành lập doanh nghiệp Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Câu hỏi thường gặp:
Từ những lí do trên, quãng thời gian người lao động đến công ty “quan sát”, không thực tế tiến hành công việc, không tạo ra sản phẩm mà chỉ xem những người khác làm việc, không được coi là thời gian thử việc. Như vậy, thời gian thử việc sẽ bắt đầu vào thời điểm hết thời gian quan sát.
Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
Công việc và địa điểm làm việc;
Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
Chế độ nâng bậc, nâng lương;
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Trong Bộ luật Lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành, có rất nhiều quy định liên quan, chẳng hạn thời gian thử việc là bao nhiêu, tiền lương thử việc như thế nào, khi nào thì kết thúc thời gian thử việc,…Tuy nhiên, lại không hề quy định chi tiết về vấn đề: thử việc là gì? Chúng ta chỉ có thể hiểu theo cách giải nghĩa thông thường, đó là: thử việc là việc người lao động thực hiện công việc một cách chưa chính thức để xem công việc đó có phù hợp mong muốn của bản thân hay không; năng lực của mình có đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng hay không.