Phạt tiền nếu vi phạm thời gian nghỉ ngơi của người lao động

bởi Hoàng Hà
Phạt tiền nếu không cho người lao động nghỉ ngơi

Muốn đảm bảo năng suất lao động thì người lao động cần phải được nghỉ ngơi đầy đủ. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng người sử dụng lao động cố tình gây khó khăn, cắt giờ nghỉ của người lao động không phải hiếm. Vậy doanh nghiệp có bị phạt tiền nếu vi phạm thời gian nghỉ ngơi của người lao động hay không?

LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau

Căn cứ:

  • Bộ luật lao động 2019
  • Nghị định 28/2020/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Những trường hợp người lao động được nghỉ ngơi

Theo quy định của bộ luật lao động, người lao động sẽ được nghỉ trong những trường hợp sau:

  • Nghỉ trong giờ làm việc
  • Nghỉ chuyển ca
  • Nghỉ hằng tuần
  • Nghỉ hằng năm
  • Nghỉ lễ
  • Nghỉ việc riêng
  • Nghỉ không hưởng lương

Đây là quyền lợi của người lao động mà người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải tuân thủ và chấp hành. Nếu người sử dụng lao động cố tình vi phạm (cắt giờ nghỉ, ép lao động,…) thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Mời bạn đọc xem thêm: Thời gian nghỉ thai sản có được công ty đóng bảo hiểm xã hội không?

Xử phạt nếu vi phạm giờ nghỉ

Người sử dụng lao động vi phạm sẽ bị xử phạt theo điều 17 nghị định 28/2020/NĐ-CP:

Điều 17. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

1.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định;

b) Không rút ngắn thời giờ làm việc đối với người lao động trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu theo quy định;

c) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý nhà nước về lao động tại địa phương về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.

Mức phạt tối đa có thể lên đến 50 triệu đồng và bị đình chỉ hoạt động đến 3 tháng. Nghe thì có vẻ nặng, nhưng thực chất đối với nhiều chủ lao động thì mức phạt này chỉ như “muối bỏ bể”; chưa có tính răn đe. Bởi lợi nhuận mà chủ lao động đạt được khi bắt người lao động làm quá giờ vượt quá mức xử phạt. Nên họ sẵn sàng vi phạm. Pháp luật cần có các chế tài nghiêm khắc hơn để chấm dứt tình trạng này.

Mời bạn đọc tham khảo: Đi làm vào ngày nghỉ thứ 7 chủ nhật được trả lương thế nào?

Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp ép người lao động đi làm vào thứ 7 có bị phạt không?

Câu trả lời là có. Chủ doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.

Chủ doanh nghiệp ép người lao động tăng ca có bị phạt không?

Câu trả lời là có. Chủ doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng nếu có hành vi thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật.

Thời gian nghỉ giữa ca của người lao động là bao lâu?

Làm việc từ 06 giờ trở lên trên một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục đối với làm việc vào ban ngày và 45 phút liên tục đối với làm việc vào ban đêm.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về việc phạt tiền nếu vi phạm thời gian nghỉ ngơi. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm