Nhiều nhà tuyển dụng áp dụng mức lương thử việc là 80% mức lương công việc. Việc áp dụng này là trái quy định của pháp luật. Để tránh bị “bóc lột” sức lao động vì sự thiếu hiểu biết pháp luật. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ:
- Bộ luật lao động 2012
Nội dung tư vấn:
1. Thử việc là gì?
Thử việc thể hiện định nghĩa ngay trên chính câu từ của nó. Bởi, thử việc chính là một cơ hội cho cả nhà tuyển dụng và người lao động xem xét, đánh giá liệu rằng công việc này có phải là một công việc phù hợp với người lao động hay người lao động này có đáng để mình thuê hay không. Quy định về thử việc thể hiện tại khoản 1 điều 26 Bộ Luật Lao động 2012 như sau:
Điều 26. Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.
….
Khi đã ký kết Hợp đồng lao động chính thức rồi, việc chấm dứt Hợp đồng này sẽ khó khăn và cần nhiều thủ tục hơn rất nhiều so với Hợp đồng thử việc. Bởi vậy, việc cần một thời gian để đôi bên có thể “thử nhau” là một điều cần thiết trước khi ký kết một hợp đồng lao động.
2. Quy định về thời gian thử việc.
Thời gian thử việc được quy định nhằm bảo vệ lợi ích của các bên gồm người sử dụng lao động và người lao động. Bởi các bên cũng phải cần có một khoảng thời gian để kiểm tra năng lực, đánh giá công việc xem liệu rằng có nên tiếp tục làm việc hay tiếp tục thuê lao động hay không. Cụ thể hóa quy định này tại Điều 27 luật lao động 2012:
“Điều 27. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
2. Quy định về tiền lương thử việc.
Theo đó, thời gian thử việc sẽ dài ngắn tùy thuộc vào tính chất công việc, độ phức tạp và quy định rằng người sử dụng lao động chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện về thời gian như:
- 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên. Nghĩa là, nếu bạn ứng tuyển vào 1 công việc yêu cầu trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên, người sử dụng lao động chỉ có quyền yêu cầu bạn thử việc tối thiểu 60 ngày.
- 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ. Tương tự như trên , nếu bạn ứng tuyển vào 1 công việc yêu cầu trình độ chuyên môn từ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ, người sử dụng lao động chỉ có quyền yêu cầu bạn thử việc tối thiểu 30 ngày.
- Đối với công việc khác không quá 6 ngày làm việc.
Sau khi hoàn thành thời gian thử việc, Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thông báo kết quả thử việc, cụ thể tại Điều 7 Nghị định 5/2015/NĐ-CP:
Điều 7. Thông báo kết quả về việc làm thử
1. Trong thời hạn 03 ngày trước khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động.
2. Khi kết thúc thời gian thử việc đối với người lao động làm công việc có thời gian thử việc quy định tại Khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động kết quả công việc người lao động đã làm thử; trường hợp công việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết ngay hợp đồng lao động với người lao động
3. Quy định về mức lương thử việc.
Tại điều 28 Luật lao động 2012 có quy định:
Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”
Theo đó, mức lương thử việc được tính bằng 85% mức lương của công việc đó.
Chẳng hạn như bạn muốn ứng tuyển vào bộ phận nhân sự của Công ty X. Mức lương thỏa thuận cho vị trí là là 7.000.000 đồng. Công ty thỏa thuận 2 bên có thời gian thử việc trong vòng 2 tháng và lương thử việc là 90%. Như vậy, 2 tháng lương đầu bạn được nhận với mức lương là 6.300.000 đồng.
Qua đó, có thể thấy, các bên có thể thỏa thuận với nhau mức lương thử việc thậm chí là 100% nhưng tối thiểu phải là 85% mức lương công việc tại vị trí đó.
Nắm bắt được quy định này là một trong những nội dung cơ bản. Bởi trên thực tế, có rất nhiều công ty lợi dụng việc thiếu hiểu biết, áp dụng mức lương thử việc là 80% thậm chí là không lương.
Hy vọng bài viết có ích cho bạn !
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay