Mức đóng bảo hiểm xã hội 2021

bởi Luật Sư X
Mức đóng bảo hiểm xã hội 2021

Từ ngày 01/01/2019 mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của người lao động và người sử dụng lao động có thay đổi gì và cụ thể tỉ lệ mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2021 như thế nào? Phòng tư vấn pháp lý của của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Mức đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động trong nước 2021

Mức đóng bảo hiểm xã hội 2021 đối với người lao động trong nước

  • Mức đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: Khoản 1 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội; quy định mức đóng BHXH của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; vào quỹ hưu trí và tử tuất là 8% mức tiền lương tháng của người lao động.
  • Mức đóng BHTN: Điểm a khoản 1 Điều 57 Luật việc làm; quy định mức đóng vào quỹ Bảo hiểm thất nghiệp của người lao động; bằng 1% mức tiền lương tháng của người lao động.
  • Mức đóng BHYT: Theo Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP; mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động. Trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3; và người lao động đóng 1/3; (quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật BHYT 2008 sửa đổi bởi Điều 7 Luật BHYT sửa đổi 2014). Theo đó, mức đóng BHYT của người sử dụng lao động; và người lao động lần lượt là 3% và 1,5% tiền lương tháng.
  • Người lao động không phải đóng BHXH vào quỹ ốm đau, thai sản.

Mức đóng bảo hiểm xã hội 2021 đối với người sử dụng lao động trong nước

  • Mức đóng vào quỹ ốm đau và thai sản: Theo điểm a Khoản 1 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội; mức đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động cho người lao động; vào quỹ ốm đau và thai sản là 3% mức tiền lương tháng của người lao động.
  • Mức đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: Theo điểm c Khoản 1 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội; mức đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động cho người lao động; vào quỹ hưu trí và tử tuất là 14% mức tiền lương tháng của người lao động.
  • Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: Theo điểm khoản 2 Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP; mức đóng vào quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động cho người lao động bằng 0,5% mức tiền lương hằng tháng của người lao động. 
  • Mức đóng BHTN: Điểm b khoản 1 Điều 57 Luật việc làm; mức đóng vào quỹ Bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động cho người lao động là 1% mức tiền lương tháng của người lao động.
  • Mức đóng bảo hiểm y tế: Theo như phân tích ở trên; mức đóng BHYT của người sử dụng lao động cho người lao động là 3% tiền lương tháng của người lao động.

      Ví dụ

Anh A làm việc tại công ty B với mức lương đóng BHXH hằng tháng là 6,000,000 đồng. Theo tỉ lệ đóng BHXH đã phân tích ở trên, tỉ lệ đóng BHXH năm 2021 của công ty B cho anh A như sau: 

  • Mức đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ ốm đau và thai sản = 3% mức lương đóng BHXH hằng tháng = 3% x 6,000,000 đồng = 180,000 (đồng)
  • Mức đóng bhxh vào quỹ hưu trí và tử tuất = 14% mức lương đóng BHXH hằng tháng = 14% x 6,000,000 đồng = 840,000 (đồng)
  • Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp = 0,5% mức lương đóng BHXH hằng tháng = 0,5% x 6,000,000 đồng = 300,000 (đồng)
  • Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp = 1% mức lương đóng BHXH hằng tháng =1% x 6,000,000 đồng = 600,000 (đồng)
  • Mức đóng bảo hiểm y tế = 3% mức lương đóng BHXH hằng tháng = 3% x 6,000,000 đồng = 180,000 (đồng)

      Như vậy, trong năm 2021, tổng số tiền bảo hiểm công ty B phải đóng cho anh A hằng tháng là 2,100,000 (đồng)

      Tiếp đó, tỉ lệ đóng bhxh đã phân tích ở trên, tỉ lệ đóng BHXH năm 2019 của anh A như sau: 

  • Mức đóng bhxh vào quỹ hưu trí và tử tuất = 8% mức lương đóng BHXH hằng tháng = 8% x 6,000,000 đồng = 480,000 đồng
  • Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp = 1% mức lương đóng BHXH hằng tháng =1% x 6,000,000 đồng = 600,000 đồng
  • Mức đóng bảo hiểm y tế = 1,5% mức lương đóng BHXH hằng tháng = 1,5% x 6,000,000 đồng = 90,000 đồ

Như vậy, trong năm 2021, tổng số tiền bảo hiểm anh A phải đóng hằng tháng là 1,170,000 đồng

Mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động và người sử dụng lao động nước ngoài 2021

Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động nước ngoài 2021

Theo quy định pháp luật; người lao động nước ngoài hiện nay không phải trích tiền lương của mình để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thay vào đó; người sử dụng lao động sử dụng người nước ngoài; sẽ đóng các khoản bảo hiểm xã hội thay cho các đối tượng này. Ngoài ra, từ ngày 01/01/2022; người lao động nước ngoài là sẽ phải đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất; theo quy định của Nghị định 143/2018/NĐ-CP.

Mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động nước ngoài; được căn cứ vào Khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH về mức đóng BHYT như sau: 

Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6.

Theo đó, mức đóng BHYT của người lao động người lao động nước ngoài là 1,5% mức tiền lương tháng. Mức đóng BHYT của người sử dụng lao động phải đóng là 3% mức tiền lương tháng của người lao động nước ngoài.

Mức đóng BHXH của người sử dụng lao động cho người lao động nước ngoài 2021

Hàng tháng, người sử dụng lao động sẽ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; và bảo hiểm y tế; cho người lao động nước ngoài; dựa trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Tỷ lệ đóng bảo hiểm cụ thể như sau:

  • 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
  • 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • 14% vào quỹ hưu trí, tử tuất từ ngày 01/01/2022;
  • 3% vào bảo hiểm y tế.

Mức đóng BHXH tự nguyện 2021

Theo khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; quy định về mức đóng BHXH tự nguyện như sau:

Điều 87: Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này; hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn; để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn; và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội; khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ; đối tượng hỗ trợ; và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội; cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Theo đó,

Mức đóng BHXH tự nguyện 2021 = 22% x mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.

Trong đó; mức thu nhập tháng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tức 700.000 đồng/tháng; và mức cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở hiện nay là 1,390,000 đồng; ngoài ra, từ ngày 01/07/2019; thì mức lương cơ sở tăng lên 1,490,000 đồng.

Như vậy; mức thu nhập tháng tối đa mà người lao động có thể lựa chọn là 27,800,000 đồng (tại thời điểm trước ngày 01/07/2019); và 29,800,000 đồng (tại thời điểm từ ngày 01/07/2019 trở đi). Số tiền BHXH tự nguyện tối thiểu hằng tháng người lao động phải đóng là 154,000 đồng. Số tiền BHXH tự nguyện tối đa hằng tháng người lao động phải đóng là 6,116,000 đồng (tại thời điểm trước ngày 01/07/2019); và 6,556,000 đồng (tại thời điểm từ ngày 01/07/2019 trở đi).

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Cán bộ, công chức, viên chức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như thế nào?

Căn cứ điểm a khoản 1 điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP ;người lao động là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước đóng mức bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được áp dụng mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương khi đáp ứng điều kiện gì?

– Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội;

– Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động; và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ; đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất;

– Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên; so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất; hoặc không để xảy ra tai nạn lao động; tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất.

Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn được đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất mức bao nhiêu?

Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn được đơn vị chủ quản hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất

Phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động là doanh nghiệp; hợp tác xã; hộ kinh doanh cá thể; tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; lâm nghiệp, ngư nghiệp; diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm; theo khoán được thực hiện thế nào?

Phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động là doanh nghiệp; hợp tác xã; hộ kinh doanh cá thể; tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; lâm nghiệp, ngư nghiệp; diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm; theo khoán được thực hiện hằng tháng; 03 tháng; hoặc 06 tháng một lần.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm