Chế độ thai sản dành cho lao động nữ

bởi Hoàng Hà

Làm mẹ là thiên chức của người phu nữ. Đây là một công việc hết sức vât vả nhưng cũng vô cùng thiêng liêng và cao quý. Chính vì vậy Pháp luật đã đặt ra những quy định, chế độ riêng để hỗ trợ cho chị em phụ nữ. LSX xin trân trọng giới thiệu chế độ thai sản dành cho lao động nữ để cung cấp kiến thức hõ trợ cho mọi người.

LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau:

Căn cứ:

  • Bộ luật lao động 2012
  • Luật bảo hiểm xã hội
  • Nghị định 115/2015/NĐ-CP
  • Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH

Nội dung tư vấn

I. Điều kiện được hưởng chế độ thai sản:

Điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại Luật bảo hiểm xã hội và Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:

Lao động nữ thuộc một trong các trường hợp sau sẽ được hưởng chế độ thai sản

  • Mang thai;
  • Sinh con;
  • Mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
  • Nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
  • Đặt vòng tránh thai, thực hiện biện pháp triệt sản;

Trường hợp sinh con, mang thai hộ, nhận con nuôi phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Người lao động sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Người lao động sinh con, mang thai hộ, nhận con nuôi mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.

II. Thời gian hưởng chế độ thai sản

Có rất nhiều khoảng thời gian được nghỉ khi bạn hưởng chế độ thai sản. Cụ thể như sau:

1. Khi khám thai
Lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày. làm việc (trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.)  

2. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

  • 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
  • 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
  • 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
  • 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

3. Khi thực hiện các biện pháp tránh thai
Tùy từng trường hợp mà thời gian nghỉ sẽ có sự khác biệt:

  • 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
  • 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

4. Khi sinh con
Nữ lao động sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Nếu sau khi sinh mà con bị chết:

  • Con dưới 02 tháng tuổi bị chết: Mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con.
  • Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết: Mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết (nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại phần lao động nữ được hưởng nêu trên, thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.)

5. Khi nhận nuôi con nuôi
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.

III. Mức hưởng chế độ thai sản

Mức hưởng sẽ khác nhau tùy vào từng trường hợp thai sản

1. Khi khám thai

Mức hưởng = {(mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc) / 24 ngày }x 100% x số ngày nghỉ.

2. Khi sinh con và nhận nuôi con nuôi

Mức hưởng một tháng nghỉ thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản khi khám thai, sảy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu, thực hiện kế hoạch hóa dân số là mức bình quân tiền lương, tiền công của các tháng đã đóng BHXH.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn.
Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Ví dụ: Chị C sinh con vào ngày 16/3/2016, có quá trình đóng bảo hiểm xã hội như sau:

– Từ tháng 10/2015 đến tháng 01/2016 (4 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 5.000.000 đồng/tháng;

– Từ tháng 02/2016 đến tháng 3/2016 (2 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 6.500.000 đồng/tháng.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị C được tính như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc

=

(5.000.000 x 4) + (6.500.000 x 2)

6

  =    5.500.000 (đồng/tháng)

3. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

Mức hưởng = {Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc/ 30 ngày} x 100% x số ngày nghỉ

4. Khi thực hiện các biện pháp tránh thai

Mức hưởng = {Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc/ 30 ngày} x 100% x số ngày nghỉ

Lưu ý:
– Mức hưởng chế độ thai sản của người lao động không được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng.
– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội được ghi theo mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.
– Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

IV. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

V. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai 

1. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai
Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

  • Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
  • Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
  • Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

2. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản:
Mức lương được nhận trong thời gian nghỉ này là 30% lương tối thiểu chung/ngày trong trường hợp bạn nghỉ tại nhà. Nếu nghỉ tại cơ sở tập trung, bạn sẽ nhận được mức lương cao hơn, cụ thể là 40% lương tối thiểu chung/ngày.

VII. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con
Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;
  • Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng ché độ thai sản đầy đủ như đã nêu

Hãy lưu lại bài viết này ngay để hiểu rõ những quyền lợi của bản thân, gia đình và bạn bè nhé.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ hôn nhân và gia đình tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102 
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm