Làm mẹ là thiên chức của người phụ nữ. Rất nhiều người mong muốn được nghỉ việc khi mang thai. Vây pháp luật có cho phép phụ nữ mang thai xin nghỉ việc không? Nếu có thì xin nghỉ việc như thế nào? Trong nội dung bài viết này, phòng tư vấn Luật lao động của Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau:
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật lao động 2012
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Người lao động mang thai được nghỉ việc trong trường hợp nào?
Đầu tiên cần khẳng định ngay mang thai không phải là lí do để bạn có thể xin nghỉ việc; trừ khi hợp đồng của bạn là hợp đồng không xác định thời hạn. Bạn có thể tạm hoãn, nghỉ thai sản chứ không thể xin nghỉ việc hoàn toàn. Chỉ trong trường hợp cơ sở ý tế có chỉ định phải nghỉ thì bạn mới có thể xin nghỉ việc.
Căn cứ điểm e khoản 1 điều 37 bộ luật lao động quy định như sau:
Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
…
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
Mời bạn đọc xem thêm: Vợ đang mang thai có phải là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?
Người lao động mang thai nghỉ việc phải báo trước bao lâu?
Bất kể hợp đồng loại gì thì bạn cũng có thể nghỉ việc nếu có chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ báo trước nếu muốn nghỉ việc. Tùy vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định mà thời hạn báo trước sẽ khác nhau với mỗi người.
Cụ thể, căn cứ điều 156 bộ luật lao động quy định như sau:
Điều 156. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai
Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Lao động nữ khi mang thai muốn chấm dứt hợp đồng phải báo trước cho người sử dụng lao động; tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.
Người lao động mang thai nghỉ việc nhưng không báo trước bị xử phạt như thế nào?
Dù thế nào thì bạn cũng cần phải báo trước. Nếu không thông báo thì bạn có thể sẽ bị phạt theo 4 hình thức sau (theo điều 43 bộ luật lao động):
- Không được trả trợ cấp thôi việc
- Bồi thường cho công ty nửa tháng lương theo hợp đồng.
- Cứ mỗi ngày không báo trước thì phải bồi thường thêm 1 ngày lương theo hợp đồng lao động cho công ty.
- Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho công ty (nếu có)
Các bạn hãy ghi nhớ và thực hiện tốt các quy định pháp luật để tránh bị phạt nhé.
Mời bạn xem thêm: Phụ nữ mang thai hộ vì mục đích thương mại có phạm tội không ?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ quy định theo khoản 4, Điều 122 Bộ luật lao động 2019 thì người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ có thai, nghỉ thai sản và đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Căn cứ khoản 3 Điều 37 Bộ luật lao động 2019 quy định: Trường hợp người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 137 Bộ luật lao động 2019 quy định: Trường hợp người lao động nữ đang mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.
Thông tin liên hệ Luật Sư
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về việc phụ nữ mang thai xin nghỉ việc được không. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833 102 102