Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về chế độ ra khỏi vùng khó khăn của giáo viên mới năm 2022. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Tại Việt Nam, vì điều kiện công tác giảng dạy ở miền núi tương đối khó khăn hơn so với đồng bằng cho nên khi đi công tác hoặc rời khỏi công tác tại những nơi trên giáo viên đều sẽ được hưởng những chế độ phúc lợi nhất định từ phía nhà nước. Vậy câu hỏi đặt ra là nếu giáo viên chuyển công tác ra khỏi vùng khó khăn thì theo quy định của pháp luật thì chế độ ra khỏi vùng khó khăn của giáo viên mới năm 2022 được quy định như thế nào?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về quy định về chế độ ra khỏi vùng khó khăn của giáo viên mới năm 2022. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Giáo viên là chức danh gì?
Và theo quy định tại Điều 66 Luật Giáo dục 2019 quy định về giáo viên như sau:
– Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật Giáo dục 2019. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.
– Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh.
Như vậy giáo viên thực chức là chức danh nhà giáo, là người giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp.
Giáo viên là viên chức hay công chức?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 sđ bs 2019 quy định về công chức như sau:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm:
- Trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
- Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;
- Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 sđ bs 2019 quy định về viên chức như sau:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức 2010 sđ bs 2019 đơn vị sự nghiệp công lập được hiểu như sau: Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
– Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
- Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);
- Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).
Như vậy, nếu giáo viên làm việc tại các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thì giáo viên đó sẽ làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập nên sẽ được là viên chức chứ không phải là công chức. Nếu giáo viên không làm việc tại các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thì chỉ là những người lao động bình thường.
Một số chính sách hỗ trợ giáo viên tại những vùng khó khăn tại Việt Nam
Theo quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP giáo viên tại các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng một số chính sách hỗ trợ giáo viên tại những vùng khó khăn tại Việt Nam như sau:
– Phụ cấp thu hút:
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 76/2019/NĐ-CP được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng).
– Phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn:
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 76/2019/NĐ-CP được hưởng phụ cấp hàng tháng tính theo mức lương cơ sở và thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn như sau:
- Mức 0,5 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm;
- Mức 0,7 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm;
- Mức 1,0 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.
– Trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn:
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 76/2019/NĐ-CP khi nhận công tác lần đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp như sau:
- Trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
- Trường hợp có gia đình cùng đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì ngoài trợ cấp lần đầu, còn được trợ cấp:
- Tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi tính theo giá vé, giá cước thực tế của phương tiện giao thông công cộng hoặc thanh toán theo mức khoán trên cơ sở số kilômét đi thực tế nhân với đơn giá phương tiện vận tải công cộng thông thường (tàu, thuyền, xe ô tô khách);
- Trợ cấp 12 tháng lương cơ sở cho hộ gia đình.
– Các khoản trợ cấp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Nghị định 76/2019/NĐ-CP do cơ quan, tổ chức, đơn vị ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn nơi tiếp nhận, bố trí công tác chi trả ngay khi đối tượng được hưởng nhận công tác và chỉ thực hiện một lần trong tổng thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
– Trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch:
– Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thiếu nước ngọt và sạch theo mùa được trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày sau khi đã trừ phần chi phí nước ngọt sinh hoạt được tính trong tiền lương, như sau:
- Căn cứ để tính trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch cho một người bao gồm:
- Định mức tiêu chuẩn: 6 mét khối/người/tháng (a);
- Số tháng thực tế thiếu nước ngọt và sạch trong 1 năm (b);
- Chi phí mua và vận chuyển 01 mét khối nước ngọt và sạch đến nơi ở và nơi làm việc của đối tượng được hưởng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định (c);
- Giá nước ngọt và sạch để tính chi phí nước ngọt và sạch trong tiền lương là giá kinh doanh 01 mét khối nước sạch do cấp có thẩm quyền ở địa phương quy định (d).
- Cách tính:
- Mức trợ cấp được hưởng 01 tháng là: a x (c – d).
- Mức trợ cấp được hưởng trong 01 năm là: a x (c – d) x b.
- Vùng thiếu nước ngọt và sạch theo mùa là vùng do điều kiện tự nhiên không có nước ngọt và sạch hoặc có nhưng không đủ phục vụ nhu cầu sinh hoạt từ 01 tháng liên tục trở lên trong năm.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác định vùng thiếu nước ngọt và sạch theo mùa trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định thời gian hưởng và mức trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch cho phù hợp với tình hình cụ thể của những nơi thiếu nước ngọt và sạch tại địa phương. Đối với người hưởng lương trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
Chế độ ra khỏi vùng khó khăn của giáo viên mới năm 2022
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định về mức trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu như sau:
– Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 76/2019/NĐ-CP đang công tác và có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm trở lên, khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn) thì được hưởng trợ cấp một lần tính theo thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trả lương trước khi chuyển công tác hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn) chi trả.
– Mức trợ cấp một lần được quy định như sau: Mỗi năm công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được trợ cấp bằng 1/2 (một phần hai) mức lương tháng hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) tại thời điểm chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn).
Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 76/2019/NĐ-CP được quy định có nhắc đến đối tượng:
- Cán bộ, công chức, viên chức (kể cả người tập sự) trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ trung ương đến cấp xã;
Như vậy thông qua quy định trên ta đã biết được:
- Thứ nhất: Chế độ ra khỏi vùng khó khăn của giáo viên chỉ được áp dụng đối với đối tượng là giáo viên thuộc các tổ chức sự nghiệp công lập đang công tác và có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm trở lên và được chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
- Thứ hai: Chế độ hưởng là được hưởng trợ cấp một lần tính theo thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trả lương trước khi chuyển công tác hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn) chi trả.
- Thứ ba: Mức hưởng trợ cấp một lần quy định theo công thức tính sau: (Số năm công tác x 0.5 mức lương tháng được hưởng)+ phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Các vùng khó khăn được hưởng chế độ ra khỏi vùng khó khăn của giáo viên
Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 76/2019/NĐ-CP chỉ có các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mới được hưởng chế độ ra khỏi vùng khó khăn dành cho giáo viên.
– Vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 76/2019/NĐ-CP, bao gồm:
- Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1;
- Các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
- Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp,… (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Mời bạn xem thêm
- Giáo viên hợp đồng có buộc phải đăng ký bảo hiểm xã hội không?
- Giáo viên có được thành lập công ty hay không? Quy định của pháp luật
- Giáo viên công tác tại nông thôn được thuê nhà ở công vụ không?
Thông tin liên hệ LSX
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Chế độ ra khỏi vùng khó khăn của giáo viên mới năm 2022″. LSX tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến tạm ngừng doanh nghiệp; tạm ngừng kinh doanh theo quy định pháp luật năm 2022 của chúng tôi. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho LSX thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 67 Luật Giáo dục 2019 quy định về tiêu chuẩn của nhà giáo như sau:
Nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
– Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;
– Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;
– Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
– Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.
Theo quy định tại Điều 69 Luật Giáo dục 2019 quy định về nhiệm vụ của nhà giáo như sau:
– Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
– Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
– Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
– Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
Theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
– Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
– Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
– Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
– Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.