Ly hôn không chỉ dừng lại ở việc quan hệ hôn nhân chấm dứt. Nhiều trường hợp sau thực hiện xong thủ tục ly hôn, vợ chồng vẫn có thể xảy ra tranh chấp, nhất là trong vấn đề về thăm nuôi con sau ly hôn. Nhiều độc giả thắc mắc không biết liệu có cách nào hạn chế quyền thăm nuôi con của đối phương khi đã ly hôn không? Thủ tục yêu cầu hạn chế quyền thăm con như thế nào? Sử dụng Dịch vụ yêu cầu hạn chế quyền thăm con ở đâu uy tín? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đền này thông qua bài viết “Dịch vụ yêu cầu hạn chế quyền thăm con” cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Quy định về việc thăm nuôi con như thế nào?
Trước khi cung cấp thông tin về “Dịch vụ yêu cầu hạn chế quyền thăm con”, chúng ta hãy cùng tìm hiểu quy định của pháp luật liên quan. Khoản 1, Điều 81, Điều 82 và Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con sau khi ly hôn như sau:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan.
Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Trường hợp nào bị hạn chế quyền thăm con sau ly hôn?
Căn cứ tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Theo quy định trên, có 02 trường hợp người không trực tiếp nuôi con bị hạn chế quyền thăm con sau khi ly hôn như sau:
– Lạm dụng việc thăm con để cản trở việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người còn lại.
– Lạm dụng việc thăm con để gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người còn lại.
Do đó trong trường hợp chồng cũ bạn đến hăm dọa đòi bắt con bạn gây ảnh hưởng đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của bạn thì bạn có thể yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của chồng bạn. Như vậy, khi người không trực tiếp nuôi con có hành vi làm ảnh hưởng xấu đến con thì được phép yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con của người đó.
Thủ tục yêu cầu hạn chế quyền thăm con
Thủ tục yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm con của người bố sau khi ly hôn được thực hiện như sau:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ theo quy định
- Đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con có các nội dung chính quy định tại Khoản 3 Điều 362 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
- Các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ kèm theo để chứng minh cho yêu cầu hạn chế việc thăm nuôi của mình.
- Quyết định/bản án ly hôn.
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn hạn (bản sao).
Bước 2. Nộp hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền
Theo Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, việc yêu cầu hạn chế việc thăm nom con sau ly hôn không có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp có đương sự ở nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ là cơ quan có quyền giải quyết yêu cầu.
Theo điểm k khoản 2 điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ là Tòa án nơi người bố cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con sau khi ly hôn hoặc tòa án nơi người mẹ cư trú nếu các bên có sự thỏa thuận theo điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Bước 3. Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết
Trong thời gian 03 ngày làm việc, Tòa án phân công thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu.
Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, người có yêu cầu sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung đơn.
Khi đơn yêu cầu cùng tài liệu, chứng cứ đã đủ điều kiện để thụ lý, thẩm phán sẽ thông báo cho người yêu cầu nộp lệ phí giải quyết việc dân sự và tiến hành thụ lý đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm con.
Thời gian giải quyết yêu cầu hạn chế quyền thăm nom con sau khi ly hôn trung bình sẽ kéo dài từ 02 – 03 tháng.
Thời gian giải quyết thủ tục yêu cầu hạn chế quyền thăm con là bao lâu?
Căn cứ Điều 363 Bộ luật Tố tụng dân sự, thủ tục nhận và xử lý đơn yêu cầu được thực hiện như sau:
– 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo: Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết. Nếu đơn chưa đầy đủ thì người yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung trong 07 ngày;
– 03 ngày làm việc làm việc kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu, Toàn án thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết.
– 01 tháng: Thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu.
– 15 ngày: Tòa án mở phiên họp để giải quyết việc dân sự.
Như vậy, thời gian giải quyết việc yêu cầu hạn chế quyền thăm con sau khi ly hôn thường diễn ra khoảng 01-02 tháng. Tuy nhiên, thực tế, có thể có nhiều trường hợp, thời gian này sẽ kéo dài hơn.
Dịch vụ yêu cầu hạn chế quyền thăm con của Luật sư X
Luật sư X, với tư cách là những chuyên gia pháp luật với bề dày kinh nghiệm tham gia tranh tụng tại tòa án các cấp, đại diện người có quyền, lợi ích thực hiện thành công hàng ngàn vụ tranh chấp ly hôn; bạn có thể hoàn toàn yên tâm vào chất lượng dịch vụ yêu cầu hạn chế quyền thăm con của chúng tôi.
Chúng tôi sẽ tiến hành lên phương án giải quyết dựa trên những tài liệu và thông tin bạn cung cấp:
- Soạn thảo đơn khởi kiện;
- Thu thập những chứng cứ chứng minh;
- Tiến hành nộp hồ sơ khởi kiện và theo dõi quá trình thụ lý và giải quyết vụ án;
- Tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng ngay tại phiên tòa;
- Hỗ trợ tư vấn những vấn đề liên quan sau tranh chấp,…
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ yêu cầu hạn chế quyền thăm con của Luật sư X
Lợi ích khi sử dụng dịch vụ yêu cầu hạn chế quyền thăm con của Luật sư X như sau:
1. Sử dụng dịch vụ của Luật sư X: Chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.
2. Sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư X sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Đơn phương hủy hợp đồng công chứng mua bán nhà đất 2022?
- Lệ phí công chứng cho tặng nhà đất là bao nhiêu?
- Cách tính thuế nhà đất khi làm sổ hồng như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Dịch vụ yêu cầu hạn chế quyền thăm con”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới giấy phép bay flycam, thành lập doanh nghiệp, hợp đồng lao động, mẫu đơn đăng ký sáng chế… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X: 0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Phụ lục kèm Nghị quyết 326 năm 2016, lệ phí khi giải quyết yêu cầu hạn chế quyền thăm con tại phiên họp sơ thẩm là 300.000 đồng; phúc thẩm là 300.000 đồng.
Để được Tòa án có thẩm quyền giải quyết, người có yêu cầu hạn chế quyền thăm con phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm:
– Đơn yêu cầu hạn chế quyền thăm con
– Các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ kèm theo để chứng minh cho yêu cầu của mình.
– Quyết định/bản án ly hôn.
– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn hạn (bản sao).
Theo điểm b khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án nhân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền thăm con sau khi ly hôn của cha hoặc mẹ. Như vậy, người yêu cầu có thể nộp hồ sơ tại Tòa án cấp huyện – nơi người cha hoặc người mẹ hoặc người con chưa thành niên cư trú, làm việc.