Mẫu đơn đăng ký sáng chế theo quy định năm 2022

bởi Thu Thủy
Mẫu đơn đăng ký sáng chế theo quy định năm 2022

Hiện nay, với tốc độ phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ thì sự ra đời ồ ạt của các sáng chế mới cũng là điều hiển nhiên. Và nhu cầu cho vấn đề đăng ký sáng chế cũng ngày một gia tăng về số lượng. Tuy vậy, không phải nhà khoa học nào cũng nắm rõ về vấn đề pháp lý. Vì vậy, sau đây Luật sư X mời các độc giả cùng tìm hiểu rõ hơn về khía cạnh này thông qua bài viết về mẫu đơn đăng ký sáng chế dưới đây!

Căn cứ pháp lý:

Sáng chế là gì?

Căn cứ theo Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019 thì sáng chế là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ:

“Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

  1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
  2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
  3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

Cũng theo khoản 12 Điều 4 của Luật này, giải thích sáng chế với khái niệm như sau:

“12. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.”

Quy định chung về đăng ký sáng chế

Đăng ký sáng chế hiểu theo góc độ pháp luật chính là đăng ký bảo hộ đối với sáng chế đó. Mà hình thức bảo hộ sáng chế được thể hiện dưới dạng là một văn bằng bảo hộ. Mà văn bằng bảo hộ đó chính là bằng độc quyền sáng chế.

“25. Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng.”

Dẫn chiếu Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ văn bản hợp nhất năm 2019 quy định về điều kiện đối với sáng chế được bảo hộ bằng hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế như sau:

Điều 58. Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ

1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có trình độ sáng tạo;”

c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.”

“Điều 86. Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

  1. Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:

a) Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;

b) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định tại khoản 2 Điều này.

  1. Chính phủ quy định quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.
  2. Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
  3. Người có quyền đăng ký quy định tại Điều này có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.”

Đơn đăng ký sáng chế gồm những nội dung gì?

Mẫu đơn đăng ký sáng chế bao gồm các nội dung chính gồm: Nguồn gốc đơn, tên sáng chế, thông tin về chủ đơn (đại diện của chủ đơn), tác giả, chuyển đổi đơn đăng ký sáng chế, yêu cầu thẩm định nội dung, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, phí và lệ phí, các tài liệu có trong đơn và cam kết của chủ đơn.

Ngoài ra, đơn đăng ký sáng chế có thể bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ với những lý do sau đây:

“Điều 117. Từ chối cấp văn bằng bảo hộ

  1. Đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong các trường hợp sau đây:

a) Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ;

b) Đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 90 của Luật này;

c) Đơn thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 90 của Luật này mà không được sự thống nhất của tất cả những người nộp đơn.”

Điều kiện để nộp đơn đăng ký sáng chế

Mẫu đơn đăng ký sáng chế theo quy định năm 2022
Mẫu đơn đăng ký sáng chế theo quy định năm 2022

Đơn đăng ký sáng chế để được chấp nhận bởi cơ quan có thẩm quyền cần đáp ứng những điều kiện tại Điều 102 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019 như sau:

“Điều 102. Yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế

  1. Tài liệu xác định sáng chế cần bảo hộ trong đơn đăng ký sáng chế bao gồm bản mô tả sáng chế và bản tóm tắt sáng chế. Bản mô tả sáng chế gồm phần mô tả sáng chế và phạm vi bảo hộ sáng chế.
  2. Phần mô tả sáng chế phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
    a) Bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất của sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó;
    b) Giải thích vắn tắt hình vẽ kèm theo, nếu cần làm rõ thêm bản chất của sáng chế;
    c) Làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế.
  3. Phạm vi bảo hộ sáng chế phải được thể hiện dưới dạng tập hợp các dấu hiệu kỹ thuật cần và đủ để xác định phạm vi quyền đối với sáng chế và phải phù hợp với phần mô tả sáng chế và hình vẽ.
  4. Bản tóm tắt sáng chế phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của sáng chế.

Theo đó, khi nộp đơn đăng ký sáng chế thì cần phải chuẩn bị kèm theo bản mô tả sáng chế và bản tóm tắt sáng chế. Bản mô tả sáng chế phải đáp ứng các điều kiện theo luật định.

Mẫu đơn đăng ký sáng chế

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Mẫu đơn đăng ký sáng chế theo quy định năm 2022” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến quy định giá đền bù tài sản trên đất; đăng ký giấy phép kinh doanh; hoặc vấn đề về thủ tục phá sản doanh nghiệp, xác nhận tình trạng hôn nhân… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc ưu tiện được áp dụng thế nào với đơn đăng ký sáng chế?

1. Người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thỏa thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam;
b) Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác quy định tại điểm a khoản này cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác quy định tại điểm a khoản này;
c) Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
d) Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Bảo mật đơn đăng ký sáng chế được quy định ra sao?

1. Trước thời điểm đơn đăng ký sáng chế, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm bảo mật thông tin trong đơn.
2. Cán bộ, công chức của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp làm lộ bí mật thông tin trong đơn đăng ký sáng chế, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp thì bị xử lý kỷ luật; nếu việc làm lộ bí mật thông tin gây thiệt hại cho người nộp đơn thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm