Nam nữ khi phát sinh quan hệ tình cảm với nhau mà muốn tiến tới quan hệ vợ chồng thì có thể làm thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, vì một số lý do mà một bên không thể có mặt cùng với đối phương để cùng tiến hành đăng ký kết hôn. Trong trường hợp này, nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định, khi đi Đăng ký kết hôn không bắt buộc phải có chữ ký của hai người hay không? Đăng ký kết hôn có bắt buộc phải có mặt cả hai người không? Quy trình đăng ký kết hôn thực hiện như thế nào? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm đăng ký kết hôn
Đăng ký kết hôn là thủ tục do pháp luật qui định nhằm công nhận việc xác lập quan hệ hôn nhân giữa hai bên nam, nữ khi kết hôn. Việc kết hôn phải được đăng ký theo nghi thức Nhà nước tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo qui định của luật hôn nhân và gia đình. Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý.
Theo luật hôn nhân và gia đình, việc kết hôn do uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của một trong hai người kết hôn công nhận và ghi vào sổ kết hôn. Việc kết hôn giữa công dân Việt nam với nhau ở ngoài nước do cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam công nhận.
Việc đăng kí kết hôn một mặt bảo đảm việc tuân thủ pháp luật trong việc kết hôn; mặt khác, giấy chứng nhận kết hôn hôn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp là chứng cứ xác nhận quan hệ vợ, chồng hợp pháp được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Điều kiện đăng ký kết hôn
Theo khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn,”
Do vậy, nguyên tắc để được pháp luật thừa nhận là vợ chồng thì nam, nữ phải thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về điều kiện kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn.
Điều kiện kết hôn: Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định.
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Các trường hợp cấm kết hôn: Theo khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
- Kết hôn giả tạo,
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Đăng ký kết hôn có bắt buộc phải có mặt cả hai người không?
Căn cứ Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 quy định về nội dung trên như sau:
- Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.
- Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.
Như vậy, về nguyên tắc thì thủ tục đăng ký kết hôn phải có mặt hai người, trường hợp của bạn thì cả hai phải đến UBND để đăng ký kết hôn.
Đăng ký kết hôn không bắt buộc phải có chữ ký của hai người?
Căn cứ Khoản 2c Điều 17 Luật Hộ tịch 2014 quy định về nội dung trên như sau:
- Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây:
a) Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;
b) Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;
c) Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn thì có thể trình bày với cán bộ hộ tịch về vấn đề khó khăn trong việc ghi chép của chồng bạn và thực hiện cả hai cùng điểm chỉ vào giấy thay cho chữ ký, vấn đề này mang tính linh hoạt bạn có thể trao đổi với họ để được hướng dẫn.
Quy trình đăng ký kết hôn thực hiện như thế nào?
Thành phần hồ sơ:
– Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nếu không thường trú tại xã nơi đăng ký kết hôn.
– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu.
Phương thức nộp: Hồ sơ đăng ký kết hôn do hai bên nộp trực tiếp và cùng có mặt tại UBND cấp xã.
Cơ quan giải quyết: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.
Thời hạn giải quyết:
– Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
– Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.
Lệ phí: Được miễn
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Đăng ký kết hôn không bắt buộc phải có chữ ký của hai người?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến hóa đơn điện tử giá rẻ. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật, thời kỳ hôn nhân được xác định là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân. Nam nữ kết hôn cần đáp ứng điều kiện kết hôn nói trên.
Vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật, từ thời điểm các bạn đăng ký kết hôn các bạn được coi là đã xác lập quan hện hôn nhân hợp pháp và được coi là vợ chồng hợp pháp.
Theo quy định, ngoài các yếu tố về độ tuổi, năng lực trách nhiệm dân sự. Việc kết hôn phải được thực hiện dựa trên ý chí tự nguyện của đôi bên mới được pháp luật xem là kết hôn hợp pháp.
Việc kết hôn không phải hoạt động bắt buộc, do đó bạn nam không bắt buộc đăng ký kết hôn khi làm bạn gái có thai.
Pháp luật quy định tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.
Bạn và người yêu đã đăng ký kết hôn và xác lập quan hệ vợ chồng hợp pháp, do đó khoản thu nhập từ tiền các bạn làm ra trong thời gian này được coi là tài sản chung của vợ chồng.