Trong quá trình sử dụng lao động, người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người sử dụng lao động cũng phải đóng bảo hiểm cho nhân viên. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định, Ký hợp đồng giữa tháng có phải đóng bảo hiểm cho nhân viên không? Ký hợp đồng dưới 1 tháng có phải đóng bảo hiểm cho nhân viên không? Người sử dụng không đóng bảo hiểm cho nhân viên đúng quy định bị xử phạt như thế nào? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đền này thông qua bài viết “Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm cho nhân viên?” cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Quy định về việc đóng bảo hiểm cho nhân viên như thế nào?
Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ đảm bảo cho người lao động thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập. Từ đó, hỗ trợ người lao động vượt qua khó khăn trong nhiều trường hợp. Khoản 1 Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động thuộc trường hợp phải tham gia BHXH bắt buộc, gồm:
– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo 01 công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng – dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng – dưới 03 tháng
– Cán bộ, công chức, viên chức
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Như vậy, có thể thấy người lao động làm việc trong thời gian thử việc theo Hợp đồng thử việc không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm cho nhân viên?
Theo quy định trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) với người lao động (theo quy định tại Khoản 2, Điều 13, Bộ luật Lao động 2019). Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc người lao động có được đóng BHXH không.
Để xác định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội buộc người ta căn cứ theo quy định tại Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó tại Điểm a và Điểm b, Khoản 1, Điều 2 luật này quy định như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”
Theo quy định này, những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Như vậy, về vấn đề Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm cho nhân viên thì khi ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, người sử dụng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm cho nhân viên.
Người lao động ký hợp đồng lao động trên 3 tháng và có mức lương mỗi tháng trên mức lương tối thiểu vùng sẽ được đóng BHXH bắt buộc. Tuy nhiên cần lưu ý, người lao động ký hợp đồng lao động trên 3 tháng nhưng lương mỗi tháng nhận được mức lương dưới mức lương tối thiểu vùng sẽ không được đóng bảo hiểm.
Ký hợp đồng giữa tháng có phải đóng bảo hiểm cho nhân viên không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Như vậy, đồng nghĩa với việc nếu trong một tháng mà người lao động làm việc không đủ 14 ngày công thì sẽ không được đóng bảo hiểm xã hội tháng đó mà bắt đầu đóng từ tháng tiếp theo. Nếu Ký hợp đồng giữa tháng mà bạn làm việc từ đủ 14 ngày trở lên trong tháng đó thì bắt buộc người sử dụng lao động sẽ đóng BHXH cho bạn từ tháng bạn làm việc.
Ký hợp đồng dưới 1 tháng có phải đóng bảo hiểm cho nhân viên không?
Khoản 1, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc gồm:
+, Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+, Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
+, Cán bộ, công chức, viên chức;
+, Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+, Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
+, Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
+, Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+, Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
+, Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Như vậy, căn cứ quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH: Nếu thời gian làm việc dưới một tháng sẽ không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Nếu thời gian làm việc từ đủ một tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Người sử dụng không đóng bảo hiểm cho nhân viên đúng quy định bị xử phạt như thế nào?
Người sử dụng không đóng bảo hiểm cho nhân viên đúng quy định bị phạt hành chính theo quy định tại Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP
+ Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: Mức phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng
+ Hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm cho nhân viên?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến Dịch vụ luật sư Bắc Giang của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định hiện nay, mức hưởng lương hưu hằng tháng cao nhất đối với người lao động là 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Để được hưởng mức lương hưu hằng tháng cao nhất thì:
Đối với nam, đóng 35 năm bảo hiểm xã hội. Trong đó 20 năm để được nhận 45%, đóng thêm 15 năm để được nhận thêm 30% (cứ mỗi năm tính thêm 2%)
Đối với nữ, đóng 30 năm bảo hiểm xã hội. Trong đó, 15 năm để nhận được 45%, đóng thêm 15 năm để được nhận thêm 30% (cứ mỗi năm tính thêm 2%).
Theo quy định ở trên ta thấy khi người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 01 tháng trở lên thì người lao động sẽ được đóng bảo hiểm theo quy định của pháp luật
Có thể thấy người lao động làm việc trong thời gian thử việc theo Hợp đồng thử việc không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nếu người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận về nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động thì người lao động sẽ là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và thời gian thử việc của người lao động sẽ được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.