Ở độ tuổi Học sinh là lứa tuổi còn nông nổi, chưa thực sụ làm chủ được cảm xúc, hành vi và nhận thức của bản thân do đó trong một số trường hợp vì một nguyên nhân khác nhau mà học sinh sử dụng bạo lực, gây gổ đánh nhau diễn ra ngày một phỏ biến. Nếu bị giáo viên, giám thị phát hiện ngay trong trường học, chắc chắn học sinh sẽ bị kỷ luật. Vậy với trường hợp học sinh đánh nhau ngoài nhà trường có bị phạt không?
Tại bài viết dưới đây. Mời quý đọc giả hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Học sinh đánh nhau ngoài nhà trường có bị phạt không?”. Hi vọng bài viết mang đến cho quý độc giả những thông tin cần thiết.
Căn cứ pháp lý
Hành vi đánh nhau được hiểu là gì?
Đánh nhau là hành vi dùng vũ lực tác động vào cơ thể người khác. Hành vi ấy có thể gây thương tích hoặc không tùy thuộc vào mức độ, tính chất khác nhau. Hành vi đánh nhau diễn ra phổ biến ở lứa tuổi học sinh tại các trường học. Có thể diễn ra trong và ngoài trường. Tùy thuộc vào mức độ khác nhau mà có quy định học sinh đánh nhau bị phạt như thế nào.
Học sinh đánh nhau là hành vi bị nghiêm cấm
Căn cứ Điều 37 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về các hành vi học sinh không được làm như sau:
- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
- Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.
- Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
- Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
- Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy;
- Sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
- Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, học sinh đánh nhau dù là trong nhà trường hay ngoài nhà trường ( nơi công cộng ) đều là hành vi nghiêm cấm
Xử phạt hành vi học sinh đánh nhau ngoài nhà trường
Nhà trường xử lý kỷ luật
Gây gổ đánh nhau là một trong những hành vi vi phạm nội quy trường học, kể cả thực hiện ngoài phạm vi nhà trường, học sinh vẫn có thể bị kỷ luật. Cụ thể, Thông tư 08/TT năm 1988 của Bộ Giáo dục hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông quy định:
- Học sinh mắc khuyết điểm sai phạm thuộc những điều nhà trường ngăn cấm có thể bi khiển trách trước lớp.
- Học sinh gây gổ, đánh nhau với bạn bè và những người ở ngoài nhà trường có thể bị khiển trách trước hội đồng kỉ luật nhà trường.
- Trường hợp học sinh vi phạm các khuyết điểm đã bị cảnh cáo trước toàn trường nhưng không biết hối lỗi và sửa chữa khuyết điểm; học sinh gây gổ đánh nhau có tổ chức và gây thương tích cho người khác có tính chất và mức độ nghiêm trọng, làm tổn thương nhiều đến danh dự của nhà trường, của thầy cô giáo và tập thể học sinh thì có thể bị đuổi học 01 tuần.
- Học sinh đánh nhau có tổ chức, gây thương tích cho người khác với mức độ rất nghiêm trọng hoặc can án ngoài nhà trường bị công an bắt có thể bị đuổi học 01 năm.
Căn cứ quy định trên, tùy vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của vi phạm, học sinh đánh nhau ngoài nhà trường sẽ bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật là khiển trách hoặc đuổi học.
Ngoài ra, trường hợp học sinh gây gổ đánh nhau nghiêm trọng đến mức gây thương tích nặng, không chỉ bị nhà trường kỷ luật mà học sinh còn có thể xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự.
Về mức phạt hành chính
Căn cứ theo Khoản 14 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả là buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính:
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý;
– Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
…
Trong đó, khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự là phạt tiền từ 05 – 08 triệu đồng.
Trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự
Tùy vào tính chất, mức độ tổn thương của người bị hại mà người thực hiện hành vi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự.
Ngoài ra căn cứ điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định của Bộ luật này.
Trong thời gian tới, học sinh sẽ được áp dụng biện pháp kỷ luật tích cực
Theo dự thảo Thông tư mới của Bộ giáo dục về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh phổ thông thay thế Thông tư 08/TT năm 1988, học sinh đánh nhau sẽ không còn bị đuổi học và thay bằng các biện pháp kỷ luật tích cực.
Các hình thức kỷ luật học sinh mắc khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện, vi phạm nội quy nhà trường tại dự thảo này bao gồm:
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Tạm dừng học tập trên lớp để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng với học sinh vi phạm.
Trong đó, hình thức khiển trách áp dụng cho học sinh lần đầu gây gổ, đánh nhau hoặc có hành vi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự an toàn trường học và cộng đồng.
Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng cho học sinh đánh nhau có tổ chức, có hung khí lần đầu nhưng mức độ rất nghiêm trọng.
Trường hợp học sinh đánh nhau có tổ chức, sử dụng hung khí, vũ khí gây thương tích nặng cho người khác thì sẽ phải tạm dừng học tập trên lớp để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng tối đa là 02 tuần.
Không chỉ thay đổi về các hình thức kỷ luật học sinh, dự thảo trên còn đề ra các biện pháp kỷ luật tích cực với học sinh mà trước đây chưa có:
- Nhắc nhở, phê bình riêng với học sinh.
- Tổ chức tư vấn tâm lý cho học sinh đang gặp khó khăn tâm lý.
- Yêu cầu học sinh viết cảm nhận, kiểm điểm về sự việc xảy ra, nguyên nhân, hậu quả của hành vi vi phạm và hướng khắc phục sửa chữa;
- Yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ lao động phù hợp, vừa sức như: Trực nhật, vệ sinh trường lớp, trồng hoặc chăm sóc cây xanh trong khuôn viên nhà trường…
Mời bạn xem thêm:
- Thỏa thuận bảo mật thông tin và không cạnh tranh được hiểu là gì?
- Cá độ bóng đá bằng hình thức ăn nhậu có bị xử phạt không?
- Hợp đồng thuê căn hộ nhà chung cư mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn đề “Học sinh đánh nhau ngoài nhà trường có bị phạt không? Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ Đăng ký bảo hộ logo… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X thông qua số hotline: 0833.102.102. Để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Hoặc quý khách hàng tham khảo thêm thông qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hành vi xúi giục bạn bè đánh nhau có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với hành vi xúi giục người khác đánh nhau.
+ Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
+ Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.
+ Làm việc khác; sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học; hút thuốc, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục.
+ Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
Theo Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
…
Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;
Như vậy, trường hợp giáo viên dạy ở trường công lập (viên chức) xúc phạm danh dự, nhân phẩm của học sinh có thể bị khiển trách. Bên cạnh đó, nhà trường sẽ xem xét để đưa ra mức xử lý kỷ luật hợp lý nhất.