Các yếu tố cấu thành tiền lương theo quy định của bộ luật lao động

bởi Luật Sư X
Các yếu tố cấu thành tiền lương

Trong quá trình tham gia lao động; người lao động sẽ được hưởng tiền lương. Phụ thuộc vào tính chất lao động; theo thoả thuận hay hợp đồng lao động,.. ;cũng như nhiều yếu tố khác; mà tiền lương có mức chênh lệch. Vậy các yếu tố cấu thành tiền lương mà chúng ta được nhận hàng tháng là gì?

Căn cứ pháp lý

Tiền lương và vai trò của tiền lương

Dưới góc độ Luật Lao động; tiền lương được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động; căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc và điều kiện lao động; được xác định theo sự thoả thuận hợp pháp giữa hai bên trong hợp đồng lao động hoặc theo quy định của pháp luật.

Tiền lương có vai trò quan trọng đối với cả người lao động, người sử dụng lao động và toàn xã hội.

Đối với người lao động; tiền lương là nguồn thu nhập có tính chất thường xuyên, nguồn sống chủ yếu của người lao động và gia đình họ; là cơ sở định hướng nghề nghiệp cho người lao động; mục tiêu phấn đấu trong suốt cuộc đời lao động của họ, có tác dụng kích thích người lao động tăng năng suất lao động, phát huy tài năng, sáng tạo, tích luỹ kinh nghiệm và ở mức độ nhất định, tiền lương còn khẳng định địa vị của người lao động trong gia đình và ngoài xã hội…

Đối với người sử dụng lao động; tiền lương là bộ phận quan trọng của chi phí sản xuất; là một trong những căn cứ để người sử dụng lao động hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh, tổ chức và quản lý lao động trong đơn vị; là đòn bẩy kinh tế, thúc đẩy tiết kiệm nguyên vật liệu; tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế trong doanh nghiệp; tạo sức mạnh cạnh tranh trên thị trường; tạo lập và củng cố lòng trung thành, sự gắn bó của người lao động với đơn vị sử dụng lao động…

Đối với nhà nước, xã hội; tiền lương là bộ phận cấu thành thu nhập quốc dân; nằm trong chính sách phân phối tổng sản phẩm xã hội của Nhà nước; tiền lương tác động lên mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội nói chung; ổn định đời sống của người lao động nói riêng, nhân dân nói chung; ổn định lực lượng lao động xã hội, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước; phòng ngừa và hạn chế các tệ nạn xã hội, tội phạm; ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội;…

Khoản 1 điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Điều 90. Tiền lương

1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Các yếu tố cấu thành tiền lương

Cũng căn cứ vào Điều 3 Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH về “Hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương của nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao Động” có quy định về “Tiền lương” cụ thể:

Cấu thành tiền lương gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh

Được xác định căn cứ vào giá trị của công việc; hoặc yêu cầu cụ thể đối với từng chức danh lao động. Mức lương theo quy định tại Khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động; còn được gọi là mức lương cơ bản; được thể hiện trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng.

Trên thực tế; để xác định được mức lương (lương cơ bản) chính xác; người sử dụng lao động cần tổ chức hiệu quả hoạt động phân tích công việc và mô tả công việc. Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Mức lương cơ bản vì vậy được coi là phần chính yếu nhất trong cơ cấu tiền lương.

Cấu thành tiền lương gồm phụ cấp lương

Là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động; tính chất phức tạp công việc; điều kiện sinh hoạt; mức độ thu hút lao động chưa được tính đến; hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc; hoặc chức danh của thang lương, bảng lương, cụ thể:

  • Bù đắp yếu tố điều kiện lao động; bao gồm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
  • Bù đắp yếu tố tính chất phức tạp công việc; như công việc đòi hỏi thời gian đào tạo; trình độ chuyên môn nghiệp vụ; trách nhiệm cao; có ảnh hưởng đến các công việc khác; yêu cầu về thâm niên và kinh nghiệm; kỹ năng làm việc, giao tiếp, sự phối hợp trong quá trình làm việc của người lao động.
  • Bù đắp các yếu tố điều kiện sinh hoạt; như công việc thực hiện ở vùng xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu khắc nghiệt; vùng có giá cả sinh hoạt đắt đỏ; khó khăn về nhà ở, công việc người lao động phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc, nơi ở; và các yếu tố khác làm cho điều kiện sinh hoạt của người lao động không thuận lợi khi thực hiện công việc.
  • Bù đắp các yếu tố để thu hút lao động; như khuyến khích người lao động đến làm việc ở vùng kinh tế mới, thị trường mới mở; nghề, công việc kém hấp dẫn, cung ứng của thị trường lao động còn hạn chế; khuyến khích người lao động làm việc có năng suất lao động, chất lượng công việc cao hơn hoặc đáp ứng tiến độ công việc được giao.

Các chế độ phụ cấp lương có thể bao gồm: phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp thu hút, phụ cấp độc hại, nguy hiểm,…

Cấu thành tiền lương gồm các khoản bổ sung khác

Là khoản tiền ngoài mức lương; phụ cấp lương; và có liên quan đến thực hiện công việc; hoặc chức danh trong hợp đồng lao động. Các khoản bổ sung khác không bao gồm:

  • Tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động;
  • Tiền ăn giữa ca;
  • Các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

Câu hỏi thường gặp

Tiền lương là gì?

Dưới góc độ Luật Lao động; tiền lương được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động; căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc và điều kiện lao động; được xác định theo sự thoả thuận hợp pháp giữa hai bên trong hợp đồng lao động hoặc theo quy định của pháp luật.

Có mấy yếu tố cấu thành tiền lương?

Có 3 yếu tố cấu thành tiền lương; bao gồm:
Cấu thành tiền lương gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh
Cấu thành tiền lương gồm phụ cấp lương
Cấu thành tiền lương gồm các khoản bổ sung khác

Cấu thành tiền lương gồm các khoản bổ sung khác?

Là khoản tiền ngoài mức lương; phụ cấp lương; và có liên quan đến thực hiện công việc; hoặc chức danh trong hợp đồng lao động. Các khoản bổ sung khác không bao gồm:
Tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động;
Tiền ăn giữa ca;Các khoản hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động.

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X về:

Giám đốc bị đi tù, Công ty sẽ thế nào?

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nếu quý khách có nhu cầu dùng dịch vụ đăng ký mã số thuế cá nhân. Hãy liên hệ ngay với chúng tôii: 0833102102.

Xem thêm: Giám đốc bị đi tù, Công ty sẽ thế nào?

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm