Tiền lương là kết quả của một quá trình lao động sản xuất của tất cả mọi người; thường được thể hiện dưới dạng tiền mặt, được trả vào khoảng thời gian trước nửa đầu mỗi tháng. Như vậy, đối với tiền lương thì công ty có được bắt người lao động đặt cọc lương hay không?
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Tiền lương là gì?
Tiền lương có thể hiểu là thời gian, thành quả giá trị sức lao động của người lao động được quy đổi thành tiền mặt.
Căn cứ Điều 90 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:
Điều 90. Tiền lương
1, Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2, Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3, Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Như vậy, theo quy định trên, tiền lương có các đặc điểm như sau:
- Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động; để thực hiện các công việc theo thỏa thuận.
- Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động; và chất lượng công việc, bao gồm mức lương theo công việc (hoặc chức danh); phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
- Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.
Đặt cọc tiền lương là gì?
Về đặt cọc, căn cứ khoản 3 Điều 292 và khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015; thì đặt cọc là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý;hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Điều 292. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
… 3. Đặt cọc.
Điều 328. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. …
Như vậy, đặt cọc tiền lương là việc người lao động thực hiện biện pháp đảm bảo thực hiện công việc của người lao động; bằng cách giao cho người sử dụng lao động một khoản tiền lương của mình trong một thời hạn nhất định.
Công ty bắt người lao động đặt cọc tiền lương có vi phạm pháp luật không?
Như chúng tôi đã trình bày ở trên; việc đặt cọc lương là một trong những biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ công việc giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tiền lương được thể hiện dưới dạng tiền mặt; như vậy thì việc đặt cọc tiền lương thực chất là việc đặt cọc tiền mặt để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ công việc.
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:
Điều 17. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
… 2, Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
Như vậy, hành vi bắt người lao động đặt cọc lương bị pháp luật lao động cấm. Việc pháp luật cấm là điều rất hợp lý; bởi từ trước đến nay bởi trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động là bên có quyền; có tầm nhìn, có nhiều hiểu biết hơn người lao động; người lao động sẽ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề bảo vệ quyền lợi của mình.
Tiền lương chỉ được trả phù hợp theo quy định của công ty; và phụ thuộc vào số giờ kết, quả làm việc. Ngoài ra, một số cá nhân lợi dụng sự thiếu kiến thức về pháp luật lao động; nhu cầu việc làm để yêu cầu người lao động đặt cọc trước cho các khoản như tiền đồng phục; tiền trách nhiệm;… nhằm sử dụng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản.
Như vậy, công ty không được bắt người lao động đặt cọc tiền lương. Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc!
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Công ty có thể nợ lương nhân viên trong bao lâu theo quy định pháp luật?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 2 Điều 95 Bộ luật lao động 2019 quy định: Tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
Căn cứ Điều 91 Bộ luật lao động 2019 quy định: Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.
Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
Hình thức trả lương có thể bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.