Việc bảo vệ quyền nhân thân của một cá nhân là một trong những cơ chế đảm bảo việc thực hiện quyền nhân thân. Tuy nhiên, hiện nay khi thực hiện việc bảo vệ quyền nhân thân một cách tuỳ tiện cũng có thể xem là hành vi xâm phạm, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của một cá nhân khác. Tuy đó mà pháp luật quy định chặt chẽ về cơ chế, phương thức, biện pháp bảo vệ quyền nhân thân. Việc bảo vệ quyền nhân thân cũng là nhiệm vụ của nhiều ngành luật như hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân gia đình… Hãy cùng LSX tìm hiểu về cơ chế bảo vệ quyền nhân thân tại nội dung bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Quyền nhân thân là gì ?
Về khái niệm quyền nhân thân, hiện nay trong pháp luật thực định cũng như trong các công trình nghiên cứu khoa học chưa có một định nghĩa nào thống nhất, cụ thể về quyền nhân thân.
Theo khoản 1 Điều 25 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015) quy định:
“Điều 25. Quyền nhân thân
1. Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.”
Như vậy, có thể hiểu quyền nhân thân là là quyền của cá nhân đối với các giá trị nhân thân của mình được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.
Đặc điểm quyền nhân thân
Với bản chất là một bộ phận quyền dân sự, quyền nhân thân có đầy đủ các đặc điểm của quyền dân sự nói chung. Ngoài ra, nó còn mang một số đặc điểm riêng biệt nhằm phân biệt với quyền tài sản. Cụ thể như:
Thứ nhất, quyền nhân thân mang tính chất phi tài sản
Khác với quyền tài sản, đối tượng của quyền nhân thân là một giá trị tinh thần, do đó, quyền nhân thân không biểu hiện bằng vật chất, không quy đổi được thành tiền và mang giá trị tinh thần. Giá trị tinh thần và tiền tệ không phải là những đại lượng tương đương và không thể trao đổi ngang giá. Do vậy, quyền nhân thân không thể bị định đoạt hay mang ra chuyển nhượng cho người khác. Một người không thể kê biên quyền nhân thân của con nợ. Pháp luật quy định cho mọi chủ thể đều bình đẳng về quyền nhân thân. Mỗi một chủ thể có những giá trị nhân thân khác nhau nhưng được pháp luật bảo vệ như nhau khi các giá trị đó bị xâm phạm.
Thứ hai, quyền nhân thân gắn liền với một chủ thể nhất định và không thể chuyển dịch
Mỗi một chủ thể mang một giá trị nhân thân đặc trưng, do đó, quyền nhân thân luôn gắn liền với một chủ thể nhất định. Mặc dù vậy, quyền nhân thân không bị phụ thuộc, chi phối bởi bất kỳ yếu tố khách quan nào như độ tuổi, trình độ, giới tính, tôn giáo, địa vị xã hội,….
Quyền nhân thân không thể chuyển dịch cho người khác, tức là, quyền nhân thân của mỗi cá nhân chỉ do chính cá nhân đó hoặc trong một số trường hợp do chủ thể khác được pháp luật quy định thực hiện. Quyền nhân thân không thể là đối tượng trong các giao dịch mua bán, trao đổi, tặng, cho,… Trên thực tế xuất hiện nhiều hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân, ví dụ: một người mẫu ký hợp đồng với công ty quảng cáo về việc cho phép công ty đó sử dụng bức ảnh của mình để quảng cáo. Vậy, quyền nhân thân đối với hình ảnh của người mẫu trong trường hợp này có được xem là đối tượng chuyển dịch? Thực chất, đối tượng chuyển dịch trong trường hợp này chính là những bức ảnh của người mẫu đã được chụp mà không phải là quyền nhân thân đối với hình ảnh của người mẫu. Bởi, như đã phân tích ở trên, quyền nhân thân mang giá trị tinh thần, do đó, không thể định đoạt và chuyển giao cho người khác. Trong nghiên cứu mới đây về quyền nhân thân, có quan điểm phân loại quyền nhân thân thành quyền nhân thân cơ sở (hay còn gọi là quyền nhân thân gốc) và quyền nhân thân phái sinh. Quyền nhân thân cơ sở là quyền nhân thân theo đúng bản chất của nó, không thể chuyển nhượng. Quyền nhân thân phái sinh là quyền khai thác danh tiếng của một cá nhân với mục đích thương mại. Liên quan đến hình ảnh của cá nhân, quyền nhân thân đối với hình ảnh là quyền nhân thân cơ sở, còn quyền đối với từng bức ảnh cụ thể của cá nhân trong trường hợp ký hợp đồng với công ty quảng cáo nói trên là quyền nhân thân phái sinh.
Cơ chế bảo vệ quyền nhân thân là gì?
Căn cứ theo bộ luật dân sự như sau:
“Điều 25: Bảo vệ quyền nhân thân.
Khi quyền nhân thân của một cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:
- Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu tòa án buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai.
- Tự mình cải chính trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu tòa án buộc người vi phạm phải bồi thường thiệt hại về vật chất hoặc thiệt hại về tinh thần.”
Vì có nhiều quyền nhân thân nên pháp luật quy định nhiều biện pháp khác nhau để việc bảo vệ quyền nhân thân trở nên hiệu quả, đáp ứng được thực tiễn. Có ba biện pháp bảo vệ quyền nhân thân trong ngành luật dân sự là:
+ Tự mình yêu cầu người vi phạm phải chấm dứt hành vi phạm tội, bối thường thiệt hại:
Thông thường trong trường hợp quyền nhân thân của mình bị xâm phạm thì trước hết cá nhân tự tiến hành các hành vi bảo vệ cần thiết, tương xứng với hành vi xâm phạm để chống lại hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của mình, ngăn chặn không cho các hành vi đó tiếp tục xảy ra như trực tiếp cải chính, yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm. Việc pháp luật quy định cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm tự bảo vệ quyền nhân thân của mình bảo đảm việc bảo vệ quyền nhân thân được tiến hành kịp thời, ngăn chặn được hậu quả xấu có thể xảy ra và giảm nhẹ mâu thuẫn giữa các đương sự, giữ gìn được mối quan hệ bình thường giữa các đương sự. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có hiệu quả khi người vi phạm nhận thức được trách nhiệm của họ.
+ Yêu cầu Tòa án buộc người vi phạm phải chấm dứt hành vi phạm tội hoặc bồi thường thiệt hại:
Trong trường hợp người vi phạm không nhận thức và làm theo yêu cầu thì cần phải có sự hỗ trợ bảo vệ của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Theo đó, cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm có thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật bảo vệ như yêu cầu tổ hòa giải ở cơ sở, Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án, Viện kiểm sát v.v… bảo vệ. Các cơ quan, tổ chức này căn cứ vào yêu cầu của đương sự, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đã được pháp luật quy định tiến hành các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm như xử lý người có hành vi xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân, buộc họ phải chấm dứt hành vi xâm phạm hoặc bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra. Các quyết định của Tòa án, Viện kiểm sát được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước do đó các quyết định liên quan đến việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân của các cơ quan này sẽ được bảo đảm thực hiện trên thực tế.
+ Ngoài ra, cá nhân có quyền tự mình cải chính thông tin liên quan đến quyền nhân thân trên các phương tiện thông tin đại chúng nếu hành vi đó ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, hình ảnh… của mình.
Khi quyền nhân thân bị xâm phạm cá nhân có thể tự lựa chọn áp dụng một hay nhiều biện pháp bảo vệ quyền nhân thân hoặc áp dụng biện pháp bảo vệ quyền nhân thân nào là tùy vào trường hợp cụ thể quyền nhân thân bị xâm phạm. Lựa chọn được biện pháp bảo vệ phù hợp sẽ giúp cho việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có hiệu quả.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Lệ phí công chứng cho tặng nhà đất là bao nhiêu?
- Cách tính thuế nhà đất khi làm sổ hồng như thế nào?
Khuyến nghị
Đội ngũ công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp, cung cấp dịch vụ liên quan đến tư vấn luật dân sự. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7 giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Cơ chế bảo vệ quyền nhân thân năm 2023 như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về ly hôn thuận tình nhanh nhất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
– Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình.
– Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình.
– Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan.
Người lao động luôn ở vào vị trí yếu hơn so với người sử dụng lao động trong quan hệ lao động, do đó các giá trị nhân thân của người lao động có nhiều nguy cơ bị xâm phạm khi người sử dụng lao động lạm dụng vị trí của mình. Vì vậy, các quyền nhân thân của người lao động là vấn đề đáng quan tâm khi họ tham gia vào các quan hệ lao động, người lao động chỉ yên tâm làm việc khi ít nhất các quyền nhân thân của họ được đảm bảo. Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động cũng chính là vảo vệ những giá trị quý giá nhất của họ, bảo vệ những yếu tố khiến cho người lao động không trở thành những công vụ lao động biết đi của người sử dụng lao động.
Bảo vệ quyền nhân thân của người lao động cũng là một cách thức để xây dựng một xã hội, tiến bộ, văn minh, khẳng định vị trí của quốc gia trên thế giới. Một xã hội mà quyền nhân thân của con người nói chung và của người lao động nói riêng được đảm bảo thì xã hội đó được đánh giá là một xã hội văn minh và quốc tế sẽ có cái nhìn khác về xã hội đó, xã hội đó sẽ có vị trí và tiếng nói của mình trên trường quốc tế. Các quan hệ ngoại giao, kinh tế sẽ được thiết lập một cách dễ dàng và xã hối sẽ có điều kiện hội nhập quốc tế với các đất nước, xã hội tiến bộ, văn minh khác nơi mà các quyền nhân thân của con người nói chung và người lao động nói riêng được đề cao và được bảo vệ bằng cả pháp luật và ý thức của chính con người