Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu năm 2023

bởi MinhThu
dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu

Sở hữu trí tuệ là sự sở hữu đối với tài sản trí tuệ. Trong đó tài sản trí tuệ là những thành quả của trí tuệ con người sáng tạo ra. Để bảo vệ công sức, trí tuệ, chất xám của mình trong những lĩnh vực thuộc sự điều chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ thì việc đăng ký bảo hộ là việc vô cũng quan trọng. Không bắt buộc nhưng mà rất cần thiết, trong đó với loại hình nhãn hiệu thì là việc đăng kí sở hữu trí tuệ nhãn hiệu. Nắm bắt được nhu cầu này, LSX sẽ giải đáp thắc mắc những thông tin liên quan đến: “Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu”.

Hi vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn.

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ

Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Pháp luật có định nghĩa về một số loại nhãn hiệu khác nhau như:

  • Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
  • Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau
  • Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam
dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu
Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu

Để đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu cần làm gì?

Khi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đã được đăng ký và cấp, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ có quyền sử dụng và bảo vệ nhãn hiệu của mình.

Quyền đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu

Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký nhãn hiệu để sử dụng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp .

Tổ chức, cá nhân kinh doanh hợp pháp sản phẩm do người khác sản xuất có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm đó với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm của mình và không phản đối việc đăng ký nhãn hiệu đó.

Đơn đăng ký nhãn hiệu

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu.
  • Các tài liệu, mẫu và thông tin xác định nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ.
  • Giấy ủy quyền, nếu đơn được nộp thông qua người đại diện.
  • Tài liệu xác minh quyền đăng ký, nếu quyền được người nộp đơn mua lại từ người khác.
  • Các tài liệu xác minh quyền ưu tiên, nếu quyền đó được yêu cầu.
  • Bản sao của (các) đơn đầu tiên có biên nhận được chứng thực;
  • Văn bản chuyển giao quyền ưu tiên nếu quyền đó được thừa kế từ người khác.
  • Chứng từ nộp lệ phí nộp hồ sơ.

Quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu

Bước 1: Cục SHTT tiếp nhận đơn

Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 2: Cục SHTT thẩm định hình thức đơn

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn)

Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
Thời hạn thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nộp đơn.

Bước 3: Cục SHTT công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Thời hạn công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.

Bước 4: Cục SHTT Thẩm định nội dung đơn

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Thời hạn thẩm định nội dung đơn: không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Bước 5: Cục SHTT Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Một số trường hợp không chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu và logo:

Theo quy định và thực tiễn hoạt động có thể nhận thấy rằng, việc đăng ký logo và thương hiệu độc quyền bị từ chối bảo hộ khi rơi vào các trường hợp:

  • Dùng tên hành chính của một quốc gia để đăng ký cho ản phẩm dịch vụ của mình.
  • Dùng các tên riêng của danh nhân văn hoá; người nổi tiếng để làm nhãn hiệu của mình.
  • Dùng tên các chỉ dẫn địa lý để đặt làm thương hiệu mà chưa có sự đồng ý; hoặc không có bất kỳ sự liên quan nào.
  • Một số mẫu nhãn hiệu gây nhầm lẫn về hình ảnh, âm tiết; và cấu trúc từ ngữ của nhãn hiệu muốn đăng ký với các mẫu đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu

  • Tra cứu thông tin liên quan đến nhãn hiệu;
  • Tư vấn về khả năng đăng ký và sử dụng nhãn hiệu;
  • Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận;
  • Tiến hành các thủ tục phản đối, khiếu nại và hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Quản lý hồ sơ nhãn hiệu cho doanh nghiệp;
  • Ghi nhận những thay đổi liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn đăng ký chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là kết hôn với người Nhật Bản. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Các hành vi được coi là vi phạm đối với nhãn hiệu

Theo quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VPHN-VPQH 2019.
Sử dụng nhưng không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.
Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ về cấu trúc, nội dung, ý nghĩa và hình thức thể hiện.
Sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa dịch vụ đã đăng ký cho nhãn hiệu đó.
Có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.
Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ. Dấu hiệu đó gần giống với nhãn hiệu đã được bảo hộ về cấu trúc; cách phát âm hoặc ý nghĩa; nội dung hoặc hình thức thể hiện.
Sử dụng cho hàng hóa; dịch vụ trùng hoặc tương tự hoặc liên quan với hàng hóa dịch vụ đã đăng ký cho nhãn hiệu đó.
Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự hoặc dịch nghĩa; phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng.
Có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa; gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Xâm phạm nhãn hiệu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Điểm a, Điểm b Khoản 53 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau
Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Có tổ chức;
Phạm tội 02 lần trở lên;
Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;
Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm