Hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng bị xử lý như thế nào?

bởi VanAnh
Hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng bị xử lý như thế nào

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa của một cá nhân hoặc tổ chức nào đó. Nhãn hiệu giúp cho người tiêu dùng nhìn thấy và để đánh giá sản phẩm của công ty đó. Nhãn hiệu đóng một vai trò rất quan trọng trong kinh doanh. Một nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được nhiều người biết đến và được người tiêu dùng tin tưởng; hoặc trở nên nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn ở các quốc gia khác. Nhãn hiệu này giúp đánh dấu tên của công ty. Hiện nay có nhiều vụ tranh chấp, kiện tụng, kiện vi phạm nhãn hiệu.

Căn cứ pháp lý

Các hành vi được coi là vi phạm đối với nhãn hiệu

Theo quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VPHN-VPQH 2019.

  • Sử dụng nhưng không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.
  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ về cấu trúc, nội dung, ý nghĩa và hình thức thể hiện.
  • Sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa dịch vụ đã đăng ký cho nhãn hiệu đó.
  • Có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.
  • Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ. Dấu hiệu đó gần giống với nhãn hiệu đã được bảo hộ về cấu trúc; cách phát âm hoặc ý nghĩa; nội dung hoặc hình thức thể hiện.
  • Sử dụng cho hàng hóa; dịch vụ trùng hoặc tương tự hoặc liên quan với hàng hóa dịch vụ đã đăng ký cho nhãn hiệu đó.
  • Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự hoặc dịch nghĩa; phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng.
  • Có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa; gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Những yếu tố được coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

Căn cứ vào Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 ,Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ :

Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ.

Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam.

Hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng bị xử lý như thế nào?

Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng:

  • Bán, chào hàng, vận chuyển, kể cả quá cảnh, tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;
  • Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

Hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng bị xử lý như thế nào
Hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng bị xử lý như thế nào?

Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa Iý

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:

  • Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý;
  • Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.

Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

Điều 13. Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo có số luợng đến 500 cái, chiếc, tờ hoặc đơn vị tương đương (sau đây gọi tắt là đơn vị):

  • Bán; vận chuyển, kể cả quá cảnh; cung cấp; tàng trữ; trưng bày để bán tem, nhãn, bao bì, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo;
  • Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo có số lượng từ trên 500 đơn vị đến 1.000 đơn vị.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo có số lượng từ trên 1.000 đơn vị đến 2.000 đơn vị.

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn đề “Hành vi xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng bị xử lý như thế nào?” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thủ tục tách sổ đỏ khi bán đất… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X thông qua số hotline: 0833.102.102. Để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Xâm phạm sự toàn vẹn của tác phẩm bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Xâm phạm nhãn hiệu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Điểm a, Điểm b Khoản 53 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau
Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Có tổ chức;
Phạm tội 02 lần trở lên;
Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;
Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm