Trong vài trường hợp khi công tác tại một cơ quan, công chức có thể được điều động sang đơn vị, cơ quan khác để tiếp tục công tác tại nơi khác. Việc điều động công chức phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục. Để tránh bị ảnh hưởng tới quyền lợi bản thân, công chức cần nắm được thẩm quyền điều động công chức. Vậy, Ai có thẩm quyền điều động công chức theo quy định hiện hành? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của LSX để hiểu rõ hơn nhé.
Căn cứ pháp lý
Điều động công chức là gì?
Tại khoản 10 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định như sau
“Điều 7. Giải thích từ ngữ
10. Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.”
Tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP cũng có quy định về điều động công chức như sau:
“Điều 26. Điều động công chức
1. Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
b) Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Đảng và pháp luật.”
Như vậy, điều động công chức được hiểu là việc công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.
Điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp nào?
Theo Điều 50 Luật Cán bộ, công chức 2008, Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định thì việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
– Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
– Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
– Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Đảng và pháp luật.
Ai có thẩm quyền điều động công chức?
Tại khoản 2 và khoản 3 Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về điều động công chức như sau:
“Điều 26. Điều động công chức
2. Thẩm quyền điều động công chức:
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc điều động công chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
3. Trình tự, thủ tục điều động công chức:
a) Căn cứ quy hoạch, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức xây dựng kế hoạch, biện pháp điều động công chức thuộc phạm vi quản lý, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thực hiện;
b) Lập danh sách công chức cần điều động;
c) Biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng trường hợp;
d) Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì thực hiện trình tự, thủ tục điều động như trường hợp bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý từ nguồn nhân sự nơi khác quy định tại khoản 3 Điều 46 Nghị định này.“
Như vậy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức có thẩm quyền điều động công chức hoặc cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
Thủ tục điều động công chức
Thủ tục điều động công chức được quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Căn cứ quy hoạch, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức xây dựng kế hoạch, biện pháp điều động công chức thuộc phạm vi quản lý, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thực hiện;
Bước 2: Lập danh sách công chức cần điều động;
Bước 3: Biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng trường hợp;
Bước 4: Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì thực hiện trình tự, thủ tục điều động như trường hợp bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý từ nguồn nhân sự nơi khác quy định tại khoản 3 Điều 46 Nghị định này.
Lưu ý: Trước khi quyết định điều động công chức, người đứng đầu cơ quan được phân công, phân cấp quản lý công chức cần gặp gỡ công chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc điều động để nghe công chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Chế độ chính sách đối với công chức được điều động?
Tại Điều 28 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với công chức được điều động, biệt phái như sau:
“Điều 28. Chế độ, chính sách đối với công chức được điều động, biệt phái
1. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động, biệt phái đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 06 tháng.
2. Cơ quan, tổ chức cử công chức biệt phái có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức trong thời gian được cử biệt phái, bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái.
3. Trường hợp công chức được biệt phái đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.“
Như vậy, chế độ, chính sách đối với công chức được điều động bao gồm:
– Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 06 tháng.
– Trường hợp công chức được biệt phái đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Ai có thẩm quyền điều động công chức theo quy định năm 2023?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới đổi tên bố trong giấy khai sinh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục chuyển từ công chức sang viên chức
- Điều chuyển công việc có cần sự đồng ý của người lao động không?
- Quy định về luân chuyển cán bộ công chức như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
– Theo yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (khoản 1 Điều 26 Luật Cán bộ, công chức 2008)
– Theo yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức (khoản 1 Điều 52 Luật Cán bộ, công chức 2008)
Khoản 1 Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp điều động công chức như sau:
“Điều 26. Điều động công chức
1. Việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
b) Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Đảng và pháp luật.“
và Theo Điều 50 Luật này thì:
“1. Việc điều động công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
2. Công chức được điều động phải đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới.
Việc luân chuyển công chức chỉ thực hiện đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch (Khoản 3 Điều 1 Nghị định 93/2010/NĐ-CP).“
Như vậy, hiện không có quy định hạn chế về việc điều động đối với công chức nữ mang thai và nuôi con nhỏ. Đối với luân chuyển thì chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch. Do đó, trường hợp này là phù hợp với quy định.