Bác sĩ rút máy thở của bệnh nhân sẽ bị xử lý ra sao?

bởi ThuHa
Bác sĩ rút máy thở của bệnh nhân sẽ bị xử lý ra sao

Mới đây, câu chuyện một vị bác sĩ tên Khoa được cho đã rút ống thở khi mẹ mình mắc COVID-19 nguy kịch để cứu một sản phụ chuẩn bị sinh gây xôn xao dư luận trong hai ngày qua. Chiều ngày 8/8, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh lên tiếng xác nhận câu chuyện này hoàn toàn hư cấu. Dù là thông tin giả, nhưng liệu dưới góc nhìn pháp lý chuyện Bác sĩ rút máy thở của bệnh nhân sẽ bị xử lý ra sao? Bài viết dưới đây, Luật Sư X sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Tự ý rút máy thở khi bệnh nhân chưa chết là hành vi giết người

Hiến pháp Việt Nam chỉ mới thừa nhận công dân có quyền được sống, quyền được hiến mô, hiến tạng. Hiện nay chưa có cơ sở để thừa nhận quyền được chết. Theo các quy định hiện hành thì nhân viên y tế hoặc người thân không được phép tự ý rút ống thở bệnh nhân khi đang được điều trị cho dù bất kỳ lý do nào. Kể cả việc quyết định rút ống thở cho bệnh nhân đang điều trị thở máy trong trường hợp cai máy thở phải được đảm bảo thực hiện theo quy trình, theo y lệnh của người có trách nhiệm.

Tội “giết người” tại Điều 123 bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). Định nghĩa giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Trong đó, trường hợp hành động thường được biểu hiện như: đâm, chém, bắn, đấm đá, đốt cháy, đầu độc, bóp cổ, treo cổ, trói ném xuống vực, xuống sông, chôn sống… Và trường hợp không hành động ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra, ví dụ: y bác sĩ cố tình không cho người bệnh uống thuốc theo chỉ định, để người bệnh chết.

Vì vậy, việc tự rút máy thở khi bệnh nhân chưa chết. Dẫn đến hậu quả bệnh nhân chết là hành vi trái pháp luật. Vi phạm quy định về pháp luật hình sự.

Có thể bạn quan tâm: Tiêm Vaccine tử vong ai sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường?

Trách nhiệm hình sự phải chịu khi bác sĩ tự ý rút máy thở của bệnh nhân

Người bị giết, phải là người còn sống, vì tội giết người là tội xâm phạm đến tính mạng con người. Nếu một người đã chết, thì mọi hành vi xâm phạm đến xác chết đó không phải là hành vi giết người. Nhưng trường hợp bác sĩ tự ý rút máy thở của bệnh nhân là giết một người sắp chết. Vẫn bị coi là giết người.

Các trường hợp giết người theo quy định của pháp luật hình sự

Theo khoản 1 Điều 123 Bộ Luật hình sự, tội giết người được quy định các trường hợp như sau:

Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.

Theo đó, tại khoản 2, 3, 4 Điều này cũng quy định:

Điều 123. Tội giết người

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật

Quy định trên chỉ đề cập giết người mà không quy định cố ý giết người. Vì từ “giết” đã bao hàm cả sự cố ý. Do đó, nếu có trường hợp nào gây chết người nhưng không phải do cố ý thì không phải là giết người. Tùy từng trường hợp có thể phạm tội “Vô ý làm chết người” hoặc một tội phạm phác tương ứng. Trường hợp bác sĩ tự ý rút máy thở của bệnh nhân khi còn sống là cố ý giết người. Trường hợp trước khi có hành vi tước đoạt tính mạng người khác, người phạm tội nhận thức rõ hành động của mình tất yếu. Hoặc có thể gây cho nạn nhân chết và mong muốn; hoặc bỏ mặc cho nạn nhân chết.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Bác sĩ rút máy thở của bệnh nhân sẽ bị xử lý ra sao? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Luật về An tử ở một số quốc gia được quy định như thế nào?

Ở một số quốc gia đã cho phép thực hiện cái chết nhân đạo gồm Hà Lan, vài bang của Mỹ, Bỉ, vài bang của Thụy Sĩ… Ở những nơi này, khi bệnh nhân tỉnh táo, đủ năng lực hành vi dân sự, đủ khả năng nhận thức hành vi của mình, đủ 18 tuổi. Họ có quyền lựa chọn cái chết nhân đạo bằng chúc thư hoặc yêu cầu bác sĩ chứng nhận. Với trường hợp sống thực vật, quyền lựa chọn thuộc về gia đình.

Có nên cai máy thở cho bệnh nhân điều trị lâu dài hay không?

Thở máy kéo dài sẽ có nhiều nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện, tổn thương phổi, suy dinh dưỡng, loét tì đè, rối loạn điện giải… Mặt khác chi phí điều trị tốn kém nhưng vẫn có nguy cơ gây tử vong cho người bệnh. Do đó, với những bệnh nhân thở máy cần được đánh giá nhanh quá trình cai máy thở để có thể bỏ máy thở càng sớm càng tốt.

Bác sĩ có quyền rút máy thở của bệnh nhân sống thức vật khi gia đình yêu cầu hay không?

Xét về ý chí, bác sĩ dù có muốn “giải thoát” cho bệnh nhân hay bị gia đình bệnh nhân yêu cầu. Hành động rút ống thở cũng là nguyên nhân dẫn đến cái chết của người bệnh trong lúc vẫn còn sống. Chính vì pháp luật không có cơ chế để thực hiện quyền an tử. Nếu người nào thực hiện hành vi này. Có thể sẽ bị truy cứu tội giết người Theo Điều 123 Bộ Luật hình sự 2015.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm