Bán phiếu xét nghiệm âm tính giả bị xử lý như thế nào?

bởi ThuHa
Bán phiếu xét nghiệm âm tính giả bị xử lý như thế nào?

Tình hình dịch bệnh với nhiều diễn biến phức tạp. Nhằm hạn chế tối đa các ca lây nhiễm trong cộng đồng cũng như giảm thiểu số ca lây nhiễm được công bố hằng ngày. Nhiều địa phương cũng đã có những biện pháp tăng cường khi yêu cầu đối với người từ nơi khác đến bắt buộc phải có xét nghiệm âm tính với COVID-19. Nhiều người đã đổ xô đi làm xét nghiệm tại một số cơ sở y tế. Và tất yếu, “cầu tăng dẫn đến cung tăng”. Một số thành phần đã “thừa nước đục thả câu” có hành vi bán phiếu xét nghiệm âm tính giả. Đây là hành vi đáng lên án và cần phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây, Luật Sư X sẽ đi sâu vào phân tích vấn đề này.

Ngày 8/8, Công an TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, đã lập hồ sơ điều tra đối với Trần Hoàng Ý (32 tuổi, ở xã Tân Phú Đông) về hành vi làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức và sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Trần Hoàng Ý thừa nhận đã làm giả nhiều phiếu xét nghiệm SARS-CoV-2, sau đó bán cho người có nhu cầu với giá 30.000 đồng/tờ. Cảnh sát đã tạm giữ máy tính cùng một số giấy tờ liên quan để phục vụ công tác điều tra.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Bán phiếu xét nghiệm âm tính giả được hiểu như thế nào?

Giấy xét nghiệm COVID-19 có giá trị xác định tại thời điểm thực hiện xét nghiệm. Người được xét nghiệm cơ bản không nhiễm SARS-CoV-2 và không là nguồn bệnh lây sang người khác. Hiểu rõ vấn đề này tuy nhiên không phải 100% người dân đều chấp hành theo đúng các chỉ thị và khuyến cáo. Do không có thời gian chờ lấy mẫu xét nghiệm nên đã mua lại nhằm mục đích đối phó với các chốt kiểm dịch. Lợi dụng tâm lý này của người dân. Nhiều cá nhân đã làm ra nhiều giấy xét nghiệm COVID-19 với kết quả âm tính và bán lại với mức giá vài chục nghìn đồng.

Bán phiếu xét nghiệm âm tính giả được hiểu là hành vi vi phạm quy định pháp luật. Đối với hành vi làm giả phiếu kết quả xét nghiệm COVID-19, cơ quan chức năng sẽ xem xét hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”. Nếu tẩy, sửa trực tiếp vào phiếu xét nghiệm có đóng dấu của cơ sở y tế thì đây là hành vi “Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Có thể bạn quan tâm:

Xử lý hành vi bán phiếu xét nghiệm âm tính giả

Trường hợp cá nhân không được phân công công việc ký giấy xác nhận kết quả xét nghiệm

Trường hợp này cá nhân không bị xử lý đối với nhóm về chức vụ, quyền hạn mà có thể xem xét truy cứu theo “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Căn cứ theo Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật. Bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Mức án cao nhất mà người phạm tội có thể phải chịu là bị phạt tù tới là 07 năm.

Trường hợp người giữ chức vụ, quyền hạn ký duyệt giấy xác nhận kết quả xét nghiệm

Nếu cá nhân vi phạm giữ chức vụ, quyền hạn ký duyệt giấy xác nhận kết quả xét nghiệm COVID-19. Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Thực hiện việc giả mạo chữ ký của người có chức vụ quyền hạn. Có thể bị truy cứu Tội giả mạo trong công tác. Theo Điều 359 Bộ luật hình sự người phạm tội này có thể bị phạt tù tùy theo trường hợp cụ thể từ 01 năm đến 05 năm. Thậm chí cao nhất là 20 năm. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Trường hợp việc bán phiếu xét nghiệm âm tính giả dẫn đến lây lan dịch bệnh

Trong trường hợp, việc bán phiếu xét nghiệm âm tính giả dẫn đến làm lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Người làm giả giấy tờ có thể bị truy cứu về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Hành vi này được xử lý căn cứ theo quy định tại Điều 240 Bộ luật hình sự. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Mức phạt tù cao nhất lên tới 12 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Bán phiếu xét nghiệm âm tính giả bị xử lý như thế nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Test nhanh COVID-19 khi nào có kết quả?

Dịch vụ test nhanh Covid-19 thường trả kết quả trong vòng 15-30 phút đối với xét nghiệm tại chỗ. Tuy nhiên, độ ẩm và nhiệt độ nơi tiến hành lấy mẫu xét nghiệm có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Do đó mẫu test nhanh Covid-19 có thể sẽ được đóng gói về thực hiện xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Nhân viên y tế sẽ bảo quản mẫu trong ống kín không môi trường bảo quản ở 2-8oC và sử dụng trong vòng 12 giờ.

Test nhanh COVID-19 giá bao nhiêu tiền?

Hiện nay, giá xét nghiệm test nhanh kháng nguyên Covid-19 theo yêu cầu có giá từ 350.000 đồng/mẫu. Mức giá có sự chênh lệch do nguồn gốc, nhà sản xuất bộ kit test nhanh khác nhau.

Có thể thực hiện test nhanh COVID-19 ở đâu?

Chúng ta có thể tiến hành lấy mẫu test nhanh chủ động tại bệnh viện; hoặc đăng ký test nhanh tại các chốt chặn kiểm dịch lưu động. Tuy nhiên, việc triển khai test nhanh lưu động sẽ có ít nhiều nguy cơ không đủ độ an toàn sinh học. Do đó, hiện nay người dân vẫn được khuyến nghị nên tiến hành xét nghiệm nhanh COVID-19 tại bệnh viện để có quy trình an toàn, kết quả chính xác nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm