Chia sẻ, đăng tin giả lên Facebook bị xử phạt như thế nào?

bởi ThuHa
Chia sẻ, đăng tin giả lên Facebook bị xử phạt như thế nào?

Vẫn biết tự do ngôn luận là quyền lợi của mỗi cá nhân. Tuy vậy, việc sử dụng quyền lợi của mình với mục đích không chính đáng, ảnh hưởng đến người khác thì mặc nhiên mỗi cá nhân sẽ phải chịu mức hình phạt tương ứng theo quy định của pháp luật. Khi mà thế giới phát triển hơn mỗi người lại mong muốn thể hiện bản thân mình với dấu ấn riêng. Mạng xã hội là nơi họ thỏa sức thể hiện cá tính, phát ngôn và đôi khi chính điều đó lại đi ngược lại với những chuẩn mực. Liệu việc Chia sẻ, đăng tin giả lên Facebook bị xử phạt như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Sư X sẽ cùng bạn tìm hiểu về vấn đề này.

Theo ông Nguyễn Đức Thọ, Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP.HCM. Chiều ngày 9/8, Sở đã làm việc với chủ thể đăng ký và sử dụng tài khoản Facebook “Nguyễn Đức Hiển” và “Hoàng Nguyên Vũ”. Tại buổi làm việc, hai chủ tài khoản Facebook này thông tin là do mong muốn chia sẻ cảm xúc đối với sự hy sinh của “bác sĩ Khoa”, nhưng do thiếu kiểm chứng thấu đáo nguồn tin, đã vô ý chia sẻ thông tin theo nội dung đăng tải trên tài khoản Facebook “Trần Khoa” là không có thật. Sau đó, hai tài khoản cũng đã kịp thời gỡ bài và đăng lời xin lỗi.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Thế nào là hành vi chia sẻ, đăng tin giả lên Facebook?

Tin giả còn được gọi là tin rác hoặc tin tức giả mạo. Là các thông tin giả được lan truyền qua phương tiện truyền thông truyền thống (như in và phát sóng). Hoặc phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến (như Facebook, Youtube, Lotus,…)

Chia sẻ, đăng tin giả lên Facebook là hành vi cung cấp những thông tin không chính thống, sai lệch trên mạng xã hội. Nhằm truyền bá rộng rãi, thu hút sự quan tâm của dư luận. Thích “câu like”, được trở thành người quan trọng trong mắt người khác. Đi kèm với đó là trình độ nhận thức hạn chế, tung tin cho vui, không nghĩ đến hậu quả. Hay thậm chí tạo sự chú ý để bán hàng qua mạng. Tung tin giả có chủ đích, nhằm gây mất trật tự, an ninh xã hội, kích động. Chính những điều đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần người dân, ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội. Đây là hành vi đáng lên án và không được pháp luật cho phép.

Có thể bạn quan tâm:

Xử lý hành chính đối với hành vi chia sẻ, đăng tin giả lên Facebook

Theo đó căn cứ tại Điểm a, Khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Hành vi cung cấp, chia sẻ những thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt 10.000.000 đồng đến 20.000.000. Đồng thời, buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật.

Xử lý hình sự đối với hành vi chia sẻ, đăng tin giả lên Facebook

Tùy thuộc vào nội dung, mức độ hậu quả nghiêm trọng của việc tung tin đồn. Người vi phạm thậm chí sẽ phải đối mặt với việc xử lý hình sự. Trường hợp này, sẽ bị quy vào tội vu khống. Theo Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 tội vu khống được hiểu là việc bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật. Nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Mức phạt tương đương phải chịu là bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Chia sẻ, đăng tin giả lên Facebook bị xử phạt như thế nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Chia sẻ thông tin giả về dịch COVID-19 bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo điểm a, d, khoản 1, Điều 101 Nghị định số 15/2020. Chia sẻ thông tin giả về dịch COVID-19 là hành vi vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội. Điều luật này cũng xác định đối tượng bị xử phạt bao gồm cả người tung tin và người chia sẻ tin giả. Mức phạt tiền 10-20 triệu đồng.

Bóc phốt tung ảnh người khác lên mạng có vi phạm pháp luật?

Tại Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Quyền của cá nhân đối với hình ảnh thì cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Trường hợp bạn tự ý sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của người khác để đăng bài “bóc phốt” trên Facebook mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích có thể sẽ bị pháp luật xử lý.

Giả mạo người khác trên Facebook sẽ bị xử lý hình sự như thế nào?

Theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Hành vi giả mạo trên Facebook để xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác có thể bị phạt tiền lên đến 30.000.000. Hoặc nếu hành vi gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn có thể bị phạt tù lên đến 2 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm