Bán thẻ ngân hàng có phạm tội không theo QĐ?

bởi TranQuynhTrang
Theo quy định pháp luật bán thẻ ngân hàng có phạm tội không?

Vấn đề mua bán thông tin tài khoản ngân hàng trong hoạt động tài chính – ngân hàng diễn ra ngày một phổ biến và có xu hướng tăng cao. Việc mua bán tài khoản ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho chủ tài khoản và ngân hàng bởi những đối tượng lợi dụng việc mua bán thông tin ngân hàng để trục lợi cá nhân, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy theo quy định pháp luật bán thẻ ngân hàng có phạm tội không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Tài khoản ngân hàng là gì?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về khái niệm “tài khoản ngân hàng”

Căn cứ theo Khoản 22 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng quy định: “Tài khoản thanh toán là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng”. Do đó, có thể hiểu, “tài khoản ngân hàng” là một dạng tài sản của ngân hàng cung cấp cho khách hàng để thực hiện các giao dịch tiền tệ như: chuyển tiền, nhận tiền, rút tiền, gửi tiết kiệm, thanh toán,…

Tài khoản ngân hàng được phân biệt bằng “số tài khoản”, mỗi khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng sẽ được cung cấp một (hoặc nhiều) số tài khoản để thực hiện các giao dịch.

Những loại tài khoản ngân hàng thường gặp là: tài khoản thanh toán, tài khoản tiết kiệm,… Một số Ngân hàng có thêm tài khoản tín dụng, tài khoản vay vốn,…

Mua bán thông tin tài khoản ngân hàng là gì?

Hiện nay, phần lớn các giao dịch mua bán thông tin tài khoản ngân hàng là mua bán thông tin tài khoản thanh toán. Do đặc thù tài khoản thanh toán có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch chuyển – nhận tiền để thực hiện những hoạt động phi pháp.

Đối với tài khoản ngân hàng nói chung, tài khoản tiết kiệm, tài khoản thanh toán nói riêng, pháp luật cho phép được ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản nhưng phải ủy quyền bằng văn bản và thông báo, cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc ủy quyền cho ngân hàng để quản lý.

Theo quy định pháp luật bán thẻ ngân hàng có phạm tội không?
Theo quy định pháp luật bán thẻ ngân hàng có phạm tội không?

Việc tự ý tiến hành trao đổi, mua bán thông tin tài khoản ngân hàng của người khác hoặc của bản thân mình đều là những hành vi pháp luật không cho phép. Tài khoản ngân hàng được mở gắn liền với thông tin của chủ tài khoản nên việc mua bán tài khoản ngân hàng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc lĩnh vực quản lý của nhà nước trong hoạt động tài chính ngân hàng và lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông. Thông tin về tài khoản ngân hàng bao gồm các thông tin về chủ tài khoản, số tài khoản, mật khẩu,…

Theo quy định pháp luật bán thẻ ngân hàng có phạm tội không?

Hành vi mua bán trái phép tài khoản ngân hàng hoàn toàn có đủ căn cứ, cơ sở để điều tra, xử lý về tội “Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng”. Dựa trên quy định pháp luật, khi đủ căn cứ kết luận tội phạm. Đối tượng vi phạm sẽ bị xử lý hành chính, thậm chí xử lý hình sự. Với tội danh này, mức xử lý hành chính cao nhất lên tới 500 triệu đồng. Mức xử lý hình sự cao nhất lên tới 07 năm tù. Căn cứ theo quy định tại Điều 291 Bộ luật Hình sự 2015 cụ thể như sau:

Điều 291. Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng

1. Người nào thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 20 tài khoản đến dưới 50 tài khoản hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng từ 50 tài khoản đến dưới 200 tài khoản;

b) Có tổ chức;

c) Có tính chất chuyên nghiệp;

d) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác với số lượng 200 tài khoản trở lên;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mức xử phạt nặng nhất

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần; hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, người nào mua bán trái phép thông tin về tài khoản của người khác. Với số lượng từ 20 tài khoản trở lên; hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội này. Tùy mức độ vi phạm được quy định tại Điều này mà áp dụng khung hình phạt đúng nhất.

Các yếu tố cấu thành tội mua bán trái phép tài khoản ngân hàng

Về khách thể: Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông, tài chính ngân hàng.

Về chủ thể: Chủ thể của tội danh này là chủ thể thường. Là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt tuổi luật định.

Về mặt khách quan: Thực hiện hành vi mua bán trái phép thông tin về tài khoản của người khác. Hành vi này biểu hiện rõ ở việc trao đổi; thỏa thuận với nhau về các thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác bằng nhiều hình thức; phương tiện khác nhau nhằm thu lợi bất chính.

Căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi nói trên là việc mua bán thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác. Với số lượng từ 20 tài khoản; hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng.

Về mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Theo quy định pháp luật bán thẻ ngân hàng có phạm tội không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, tải xuống mẫu tạm ngừng kinh doanh gửi cơ quan thuế; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký phát hành hóa đơn điện tử…. của luật sư X. Hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp:

Mua bán trái phép tài khoản ngân hàng là gì?

Hành vi thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép tài khoản ngân hàng là hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Đa phần các đối tượng mua lại các tài khoản ngân hàng sử dụng công nghệ cao thực hiện hành vi lừa đảo và chuyển tiền chiếm đoạt qua các tài khoản này. Có thể nói, loại hình tội phạm này ngày càng có biểu hiện gia tăng do nhu cầu sử dụng các loại hình thanh toán tín dụng của các tổ chức, cá nhân trong thực hiện giao dịch dân sự.

Hồ sơ đăng ký tài khoản ngân hàng gồm những gì?

Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của Ngân hàng doanh nghiệp muốn đăng ký mở tài khoản ( 2 bản);
Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng;
Bản sao công chứng giấy đăng ký doanh nghiệp;
Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của chủ tài khoản và kế toán trưởng

Cá nhân chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép tài khoản ngân hàng khi nào?

Theo quy định pháp luật, người nào mua bán trái phép thông tin về tài khoản của người khác. Với số lượng từ 20 tài khoản trở lên; hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm