Hiện nay vẫn nhiều người có suy nghĩ rằng bảo lãnh ngân hàng là một công cụ thanh toán. Tuy nhiên, điều này không chính xác bởi bảo lãnh là cách thức bảo đảm của tổ chức tín dụng với người được yêu cầu bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán. Để nắm chắc các quy định hãy tham khảo ngay bài viết của Luật sư X về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015);
Luật các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi 2017 (Luật các TCTD);
Nội dung tư vấn
Bảo lãnh ngân hàng là gì?
Điều 335 BLDS 2015 quy định về bảo lãnh như sau:
Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Theo đó, khoản 18 Điều 4 Luật các TCTD quy định như sau:
Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.
Lợi ích của việc bảo lãnh
- Giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vay vốn.
- Khách hàng không cần phải thanh toán ngay cho bên đối tác vì đã có bảo lãnh. Nhờ vào điều này mà gia tăng thêm cơ hội để tăng tài sản lưu thông hiện có.
Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng
- Là hành vi thương mại đặc thù.
- Thường do tổ chức tín dụng thực hiện.
- Trong giao dịch bảo lãnh sẽ có 02 hợp đồng, gồm hợp đồng dịch vụ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh/cam kết bảo lãnh.
- Giao dịch bảo lãnh là một giao dịch kép.
- Giao dịch được xác lập và thực hiện dựa trên chứng từ, tất cả các nghĩa vụ của người bảo lãnh phải thiết lập bằng văn bản.
- Là loại hình bảo lãnh vô điều kiện.
Đối tượng tham gia
Theo Điều 3 Thông tư 07/2015/TT-NHNN thì các bên gồm:
- Bên bảo lãnh: là tổ chức tín dụng.
- Bên được bảo lãnh: là tổ chức, cá nhân được bảo lãnh bởi bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng.
- Bên nhận bảo lãnh: là tổ chức, cá nhân có quyền thụ hưởng bảo lãnh do bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh phát hành.
Quy trình bảo lãnh ngân hàng
Bên xây dựng, dự thầu, thanh toán,…(sau đây gọi là bên được bảo lãnh) trước khi ký hợp đồng với đối tác (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) phải có bảo lãnh ngân hàng. Quy trình như sau:
Bước 1: Khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh. Hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị bảo lãnh;
- Hồ sơ pháp lý;
- Hồ sơ mục đích;
- Hồ sơ tài chính kinh doanh;
- Hồ sơ tài sản bảo đảm.
Bước 2: Ngân hàng tiến hành thẩm định các nội dung như tính hợp pháp, tính khả thi của dự án, hình thức đảm bảo, năng lực pháp lý và tình hình tài chính,… Nếu đồng ý thì các bên sẽ tiến hành ký hợp đồng cấp bảo lãnh và thư bảo lãnh.
Bước 3: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh nếu nghĩa vụ xảy ra. Sau đó yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính (trả nợ gốc, lãi, phí).
Phí bảo lãnh như thế nào?
Phí bảo lãnh theo tỷ lệ phí được tính theo công thức:
Phí bảo lãnh = Số tiền bảo lãnh * Tỷ lệ phí * Thời gian bảo lãnh
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục xóa thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng
- Thế chấp một tài sản tại nhiều ngân hàng được không?
- Điều kiện thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng
- Giải chấp ngân hàng là gì theo quy định của pháp luật
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Bảo lãnh ngân hàng là gì?”. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.
– Là hành vi thương mại đặc thù.
– Thường do tổ chức tín dụng thực hiện.
– Trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng sẽ có 02 hợp đồng, gồm hợp đồng dịch vụ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh/cam kết bảo lãnh.
– Giao dịch bảo lãnh ngân hàng là một giao dịch kép.
– Giao dịch được xác lập và thực hiện dựa trên chứng từ, tất cả các nghĩa vụ của người bảo lãnh phải thiết lập bằng văn bản.
– Là loại hình bảo lãnh vô điều kiện.
Phí bảo lãnh = Số tiền bảo lãnh * Tỷ lệ phí * Thời gian bảo lãnh