Xin chào luật sư, em tên là Đào Thị Thúy Hồng, em muốn hỏi rằng trường hợp của em bị sẩy thai 4 tuần tại nhà, sau đó mới ra bệnh viện để kiểm tra thì họ nói em đã bị sẩy hết không phải làm thủ thuật gì cả. Nhưng khi bệnh viện cấp cho em giấy chứng nhận nghỉ việc để được hưởng bảo hiểm xã hội thì nội dung ghi trong giấy ghi là: Theo dõi sót rau sau sẩy thai và được phép nghỉ 10 ngày. Vậy khi em bị sảy thai thì em có được hưởng thai sản không theo quy định? và Mức hưởng bảo hiểm thai sản khi bị sẩy thai ra làm sao?
Tại bài viết dưới đây, Luật sư X giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết “Bị sảy thai có được hưởng thai sản không theo quy định?”. Hi vọng bài viết sẽ mang đến cho độc giả những thông tin bổ ích.
Cơ sở pháp lý
Lao động nữ và những vấn đề liên quan đến nghỉ thai sản của lao động nữ?
Phụ nữ là người lao động, người công dân, đồng thời là người mẹ, người thầy đầu tiên trong cuộc đời của một con người. Do đó, khả năng và điều kiện lao động, trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ cũng như vị trí xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển xã hội và nhân cách của thế hệ tương lai.
Chiếm trên 48% lực lượng lao động xã hội của cả nước, phụ nữ có mặt trên hầu hết các lĩnh vực lao động sản xuất, tập trung đông tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc, giầy da, thủy sản, lắp ráp điện tử, thủ công mỹ nghệ, chế biến thực phẩm. Việc có những quy định riêng đối với lao động nữ trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), trong đó có những quy định cụ thể về chính sách thai sản, thời gian nghỉ thai sản là hết sức cần thiết. Quy định chế độ thai sản hợp lý cho lao động nữ là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, bảo vệ sức khỏe của người phụ nữ cũng như đảm bảo sức khoẻ của thế hệ tương lai.
Chế độ thai sản có 2 nội dung chính: chăm sóc y tế trong thời gian mang thai, sinh con và sau khi sinh; trợ cấp bằng tiền cho thời gian nghỉ việc không hưởng lương.
Xác định độ dài thời gian nghỉ việc trong chế độ thai sản khi sinh con phải căn cứ vào: quy định của các công ước quốc tế; sức khỏe nghề nghiệp của lao động nữ và sức khỏe lao động nữ thời kỳ mang thai, nuôi con nhỏ; điều kiện kinh tế – xã hội của quốc gia, như khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) và nhu cầu lao động trong xã hội.
Các quy định của các công ước quốc tế
Đây là cơ sở quan trọng đảm bảo cho các quy định chế độ nghỉ thai sản phù hợp với luật pháp quốc tế. Có 4 công ước quy định về chế độ thai sản:
Công ước số 3 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) (1919) về bảo vệ thai sản: Điều 3 quy định: Không được phép làm việc trong thời kỳ 6 tuần đầu sau khi sinh đẻ; Có quyền nghỉ việc nếu có giấy của y tế chứng nhận sẽ sinh đẻ trong thời hạn 6 tuần; Người phụ nữ tự cho con bú được phép nghỉ 2 lần trong thời giờ làm việc, mỗi lần nửa giờ để cho con bú…).
Khuyến nghị số 191 (152) của ILO về bảo vệ thai sản: Người phụ nữ có quyền trở lại cương vị hoặc vị trí cũ với mức thù lao tương đương mà người đó nhận được khi nghỉ thai sản; Người phụ nữ trong thời gian mang thai hoặc chăm sóc trẻ sơ sinh không được làm ca đêm nếu trong chứng nhận y tế nêu rằng, công việc đó không phù hợp với việc mang thai hoặc thời gian chăm sóc trẻ sơ sinh; Người phụ nữ cần được phép rời khỏi nơi làm việc, nếu cần thiết, sau khi thông báo với người sử dụng lao động để tiến hành khám thai…).
Công ước số 183 (2000) của ILO về bảo vệ bà mẹ: Quy định 14 tuần nghỉ thai sản, bao gồm 6 tuần nghỉ bắt buộc trước khi sinh; Trợ cấp tiền trong thời gian nghỉ thai sản ít nhất bằng 2/3 mức lương hoặc thu nhập được bảo hiểm…).
Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW): Điều 11 (2)(b): “Các quốc gia cần có biện pháp thích hợp…” nhằm quy định chế độ nghỉ phép cho người mẹ trong thời kỳ thai sản được hưởng lương hoặc các trợ cấp xã hội tương đương mà không bị mất việc làm, vị trí trong công việc và các khoản trợ cấp xã hội”.
Công ước về quyền kinh tế, xã hội, văn hoá (ICESCR): Điều 10(2) quy định “cần có sự bảo vệ đặc biệt đối với bà mẹ trong một khoảng thời gian thích hợp trước và sau sinh. Trong suốt thời gian này, những bà mẹ đang làm việc được nghỉ vẫn được trả lương hoặc nhận khoản trợ cấp an sinh xã hội tương đương”.
Sức khỏe nghề nghiệp, thời kỳ mang thai, nuôi con nhỏ của lao động nữ
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai rất dễ bị tổn thương về sức khoẻ cho cả mẹ và thai nhi, đặc biệt khi người lao động nữ làm việc trong môi trường lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc phải làm việc với thời gian kéo dài trong ngày.
Đối với người lao động nữ, mang thai sẽ làm thay đổi các chức năng hô hấp, tiêu hóa, chức năng gan và thận làm tăng hấp thụ, phân bố và đào thải các chất độc. Một số ảnh hưởng sức khỏe do thay đổi sinh lý ở phụ nữ mang thai khi làm việc đã được xác định cụ thể như: mệt mỏi, căng thẳng; buồn nôn làm tăng nhạy cảm chất hóa học; tăng chuyển hóa làm tác hại tới gan; tăng dòng máu tới thai nhi gây thiếu ô xy cho thai nhi; tăng kích thích cơ tim làm tăng loạn nhịp tim, tăng huyết áp; tăng đau vùng thắt lưng; khó khăn khi di chuyển, thao tác.
Ngoài ra, sữa mẹ rất quan trọng đối với sự phát triển bình thường của trẻ do giá trị dinh dưỡng và khả năng miễn dịch cao. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam (trong 10 lời khuyên dinh dưỡng) thì trẻ em cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Những nghiên cứu của WHO đã cho thấy ý nghĩa vô cùng quan trọng khi trẻ được bú mẹ. Đó là, nếu tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ cao, đạt khoảng 99%, thì có thể giảm được tử vong ở trẻ 36 tháng xuống 9,1% và gánh nặng bệnh tật xuống 8,6%. Đối với các bà mẹ, việc thực hành cho con bú sẽ giúp giảm tỷ lệ ung thư vú; giảm trên 20% tỷ lệ ung thư buồng trứng; giảm từ 24% – 37% tỷ lệ đái tháo đường tuýp 2; giảm nguy cơ mặc bệnh trầm cảm, loãng xương thời tiền mãn kinh.
Bà mẹ cho con bú sớm sau sinh sẽ hồi phục sức khỏe sau sinh nhanh hơn và cũng giảm nguy cơ băng huyết sau sinh. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có tác dụng phòng tránh thai với hiệu quả đạt 98%. Những bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ sẽ quay trở lại cân nặng trước khi mang thai nhanh hơn so với những bà mẹ cho con ăn bằng sữa bột. Ngoài những ích lợi cho trẻ em và bà mẹ, việc nuôi con bằng sữa mẹ còn đem lại những lợi ích kinh tế.
Điều kiện kinh tế – xã hội
Kết quả nghiên cứu so sánh thời gian quy định nghỉ phép cho cha mẹ trong thời kỳ sinh con của 156 quốc gia trên thế giới cho thấy: đa số các quốc gia (118/156 quốc gia, chiếm 75,6%) có quy định về thời gian nghỉ từ 10 – 20 tuần (Thái Lan, Lào, Nam Phi, Côn gô…), chủ yếu là các nước đang phát triển; có 19/156 quốc gia (chiếm 12,2%) quy định thời gian nghỉ phép trên 20 tuần. Thuỵ Điển (480 ngày, tương đương 69 tuần); Nga (98 tuần); Na Uy (56 tuần), Albania (52 tuần), chủ yếu là các nước phát triển, thuộc khu vực Châu Âu và có hệ thống phúc lợi xã hội khá tốt. Tuy nhiên, có 04 quốc gia (Mỹ, eSwatini, Liberia và Papua New Guinea) không có quy định cụ thể nào về thời gian nghỉ phép cho cha, mẹ trong thời kỳ trước sinh và mới có con.
Số liệu trên cho thấy, thời gian nghỉ thai sản đối với lao động nữ là hơn 20 tuần trở lên và có trả lương chủ yếu được áp dụng tại các nước phát triển. Tại các nước đang phát triển, thời gian nghỉ thai sản chủ yếu rơi vào khoảng từ 10 đến dưới 20 tuần. Việc quy định thời gian nghỉ như vậy có thể giúp phụ nữ đảm bảo sức khoẻ trước và sau sinh, cũng giúp bảo vệ việc làm của người phụ nữ trong thời gian nghỉ sinh (trong trường hợp nếu thời gian nghỉ sinh quá lâu, nếu doanh nghiệp không có lao động làm công việc thay thế, họ có thể tuyển lao động mới và dẫn đến tình trạng phụ nữ nghỉ sinh mất việc trên thực tế, mặc dù luật quy định lao động nữ được bảo về quyền việc làm trong thời kỳ nghỉ sinh). Tại các nước kém phát triển, do điều kiện kinh tế – xã hội còn khó khăn, quỹ phúc lợi xã hội chưa đảm bảo, nên chế độ thai sản đối với lao động nữ cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Ở các nước này, thời gian nghỉ sinh và chế độ trợ cấp cho lao động nữ trong thời gian này cũng hạn chế hơn so với các nước phát triển và đang phát triển.
Từ những căn cứ trên, Điều 161 dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) quy định: “1. Người lao động nữ làm việc trong điều kiện bình thường được nghỉ trước và sau khi sinh cộng lại 5 tháng và được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Người lao động nữ làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm theo chế độ ba ca, làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên, người lao động nữ là người khuyết tật thì thời gian này là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày. 2. Hết thời gian nghỉ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, người lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Người lao động nữ có thể đi làm việc trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu đã nghỉ ít nhất được hai tháng sau khi sinh và có giấy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chứng nhận việc trở lại làm việc sớm không có hại cho sức khỏe và phải được người sử dụng lao động đồng ý. Trong trường hợp này, người lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản, ngoài tiền lương của những ngày làm việc”. Như vậy, ngoài việc dựa vào các căn cứ đã phân tích trên, quy định này còn dựa vào một căn cứ nữa đó là điều kiện lao động, môi trường lao động của lao động nữ để quy định thời gian nghỉ thai sản là 5 tháng hay 6 tháng. Quy định trên là tương đối hợp lý khi xét trên khía cạnh sức khỏe, điều kiện lao động, môi trường lao động của lao động nữ, nhưng lại không hợp lý khi xét trên các quy định về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tạo ra sự phân biệt đối xử, bất bình đẳng trong việc thực hiện quyền trẻ em.
Bị sảy thai có được hưởng thai sản không theo quy định?
Lao động nữ có tham gia bảo hiểm xã hội, đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội mà khi mang thai không may bị sẩy thai thì theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động bị sẩy thai sẽ được hưởng được nghỉ việc hưởng chế độ sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý.
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ thai sản khi sảy thai cụ thể như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
- Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên. - Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Theo đó, khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
- 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
- 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
- 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Mức hưởng bảo hiểm thai sản khi bị sẩy thai ra sao?
Căn cứ Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, tiền chế độ sẩy thai của lao động nữ được tính theo công thức sau:
Tiền chế độ sẩy thai | = | 100% | x | Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ do sẩy thai | : | 30 | x | Số ngày nghỉ |
Trong đó, số ngày nghỉ chế độ sẩy thai được xác định theo Điều 33 Luật BHXH như sau:
Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ sẩy thai căn cứ vào chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh nhưng không vượt quá:
- 10 ngày: Trường hợp bị sẩy thai dưới 05 tuần tuổi.
- 20 ngày: Trường hợp bị sẩy thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi.
- 40 ngày: Trường hợp bị sẩy thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi.
- 50 ngày: Trường hợp bị sẩy thai từ 25 tuần tuổi.
(Thời gian này tính cả ngày nghỉ lễ, Tết và nghỉ hằng tuần)
Ví dụ: Chị A mang thai đến tuần thứ 10 thì bị sẩy thai, được bác sĩ chỉ định nghỉ 15 ngày. Trước đó, chị A đang đóng BHXH với mức lương bình quân là 7,5 triệu đồng/tháng.
Trong thời gian nghỉ chế độ sẩy thai, chị A được nhận số tiền BHXH như sau:
Tiền chế độ sẩy thai = 100% x 7,5 triệu đồng : 30 x 15 ngày = 3,75 triệu đồng.
Thủ tục chế độ chế độ thai sản khi sảy thai
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi sảy thai gồm:
Giấy tờ mà lao động nữ sẩy thai cần chuẩn bị:
- Trường hợp sẩy thai cần điều trị nội trú:
- Bản sao giấy ra viện.
- Nếu thuộc trường hợp chuyển tuyến khám, chữa bệnh trong quá trình điều trị: Chuẩn bị thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc bản sao giấy chuyển viện.
- Trường hợp điều trị ngoại trú:
- Bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
- Hoặc bản sao giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian nằm viện.
Giấy tờ mà người sử dụng lao động cần chuẩn bị:
Danh sách đề nghị hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo Mẫu số 01B-HSB.
Trách nhiệm giải quyết hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi sảy thai
Đối với người lao động
- Người lao động có trách nhiệm phải hoàn tất hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi sảy thai và gửi cho người sử dụng lao động trong vòng 45 ngày kể từ ngày quay trở lại làm việc;
Đối với người sử dụng lao động
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Đối với cơ quan bảo hiểm xã hội
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
- Lưu ý: Trong trường hợp, cơ quan bảo hiểm xã hội từ chối giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do vì sao không xử lý.
Mời bạn xem thêm
- Tổng quan về hợp đồng tương tự trong đấu thầu
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính
- Thời gian xin cấp giấy phép lao động năm 2023
- Thủ tục khai tử tại Việt Nam cho người nước ngoài
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Bị sảy thai có được hưởng thai sản không theo quy định?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Công chứng tại nhà Bắc Giang. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nếu trong tháng lao động nghỉ trên 14 ngày thì lao động và đơn vị sử dụng lao động không phải đóng BHXH của tháng đó. Tuổi của thai phải có chứng nhận hợp lệ của bệnh viện, cơ sở y tế có thẩm quyền.
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác. Theo quy định này, trường hợp bị sẩy thai, lao động nữ sẽ được giải quyết nghỉ dưỡng sức tối đa 05 ngày/năm.
Sảy thai là tình trạng thai nhi bị tống xuất ra khỏi tử cung trước 20 tuần. Nguyên nhân chính dẫn đến sảy thai là do các bất thường nhiễm sắc thể. Bất cứ mẹ bầu nào cũng có thể sảy thai, tuy nhiên nguy cơ sảy thai lại tăng cao ở những đối tượng: Phụ nữ mang thai khi đã lớn tuổi.