Bị tước giấy phép lái xe có làm lại được không?

bởi Hương Giang
Bị tước giấy phép lái xe có làm lại được không

Hiện nay, nhà nước ta có nhiều biện pháp khác nhau nhằm hạn chế các hành vi vi phạm quy tắc về an toàn giao thông, trong có có bao gồm hình thức tước giấy phép lái xe của người vi phạm. Có nhiều câu hỏi của người dân xung quanh vấn đề tước giấy phép lái xe hiện nay. Vậy liệu bị tước giấy phép lái xe có làm lại được không? Trình tự cấp lại giấy phép lái xe bao gồm những bước nào? Hồ sơ cấp lại giấy phép lái xe cần có những giấy tờ gì? Tại bài viết này, LSX sẽ giải đáp lần lượt từng băn khoăn trên cho quý độc giả.

Căn cứ pháp lý

Quy định về tước bằng lái xe

Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép. Quy định về tước bằng lái xe hiện nay như sau:

Căn cứ Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020) tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn

  • Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

  • Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau:
  • Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép.
  • Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.
  • Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Người có thẩm quyền xử phạt giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung thời gian tước, đình chỉ được quy định đối với hành vi đó.

Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì thời hạn tước, đình chỉ có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung thời gian tước, đình chỉ; nếu có tình tiết tăng nặng thì thời hạn tước, đình chỉ có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung thời gian tước, đình chỉ.

Bị tước giấy phép lái xe có làm lại được không năm 2023?

Tước giấy phép lái xe là hình thức xử phạt nặng hơn tạm giữ giấy phép lái xe. Đây là hình thức xử phạt chính hoặc phạt bổ sung, được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng về các quy định an toàn khi tham gia giao thông. Vậy liệu Bị tước giấy phép lái xe có làm lại được không, mời quý bạn đọc cùng theo dõi nội dung sau đây:

Công giữ bằng lái xe hay còn gọi là bị tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn được hiểu là một hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động tham gia giao thông.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020, trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì cá nhân, tổ chức không được tiến hành các động ghi trong giấy phép, cụ thể là không được phép lái xe.

Do đó, nếu như bị tước giấy phép lái xe (bằng lái xe) trong một khoảng thời gian, tức là người vi phạm không được quyền lái các loại xe tương tự trong khoản thời gian bị tước đó. Chính vì vậy, khi chưa hết thời hạn bị phạt thì cá nhân cũng không được học, thi và cấp lại giấy phép lái xe mới.

Các trường hợp được phép cấp lại giấy phép lái xe

Giấy phép lái xe là một trong những giấy tờ quan trọng của mỗi người khi tham gia giao thông đường bộ. Khi không may bị mất, hỏng, thất lạc giấy phép lái xe thì cá nhân có thể được cấp lại giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật. Trong một số trường hợp người dân có thể được phép xin cấp lại giấy phép lái xe. Cụ thể, Các trường hợp được phép cấp lại giấy phép lái xe như sau:

Khi tham gia giao thông, người lái xe cần đặc biệt cẩn thận để tránh mắc phải những lỗi phạt dẫn đến bị tước giấy phép.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông, tại khoản 1 và khoản 3 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định về những trường hợp được phép thi lại bằng lái xe, cụ thể:

– Trường hợp GPLX hết thời hạn sử dụng: 

  • Người có GPLX hết hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm: chỉ phải sát hạch lại lý thuyết.
  • Người có GPLX hết hạn từ 01 năm trở lên: phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.

– Trường hợp mất GPLX:

Người có GPLX nhưng bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ quản lý sát hạch, không bị thu giữ bằng lái sẽ được tham gia thi sát hạch sau 2 tháng nộp hồ sơ với các nội dung sau: 

  • Người có GPLX quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm: chỉ phải sát hạch lại lý thuyết.
  • Người có GPLX quá hạn từ 01 năm trở lên: phải sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.

Đặc biệt, theo khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, trường hợp bị mất GPLX nhưng vẫn còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, người bị mất có thể được xét cấp lại bằng lái xe mà không cần thi sát hạch. 

Ngoài ra, dự thảo Luật Giao thông đường bộ dự kiến có hiệu lực vào năm 2022 cũng bổ sung một số trường hợp phải thi lại GPLX như sau:

  • Người vi phạm bị tước quyền sử dụng GPLX từ 4 lần trở lên hoặc tổng thời gian bị tước bằng lái trên 24 tháng trong vòng 3 năm;
  • Người lái xe gây nạn giao thông từ mức nghiêm trọng trở lên (làm chết 1 người trở lên hoặc làm bị thương 2 người và sức khỏe bị tổn hại trên 60%).

Như vậy, việc bị tước bằng lái xe có thi lại được không còn tùy thuộc vào trường hợp cụ thể. Người bị tịch thu GPLX có thể đối chiếu trường hợp của bản thân và quy định hiện hành để có câu trả lời chính xác nhất. Người điều khiển phương tiện nên tự nâng cao ý thức, tuân thủ luật lệ khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn, tránh bị phạt thu giữ bằng lái xe làm ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống. 

Bị tước giấy phép lái xe có làm lại được không
Bị tước giấy phép lái xe có làm lại được không

Hồ sơ cấp lại giấy phép lái xe cần có những giấy tờ gì?

Trong thời đại ngày nay, khi nhu cầu đi lại càng ngày càng gia tăng, việc điều khiển xe tham gia giao thông đã trở thành một điều không thể thiếu trong cuộc sống. Một trong những loại giấy tờ không thể không có khi điều khiển xe đó là giấy phép lái xe. Khi bị mất giấy tờ này thì có thể xin cơ quan nhà nước cấp lại. Vậy Hồ sơ cấp lại giấy phép lái xe cần có những giấy tờ gì, mời quý độc giả cùng theo dõi:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, hồ sơ cấp lại giấy phép lái xe bao gồm:

Trường hợp bằng lái xe còn thời hạn sử dụng hoặc quá hạn dưới 03 tháng:

– Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe (theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT).

– Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có).

– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định (ngoại trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3).

– Giấy tờ tùy thân bao gồm Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân (bản sao).

Trường hợp bằng lái xe quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên:

Người có Giấy phép lái xe bị mất, nếu quá thời hạn sử dụng 03 tháng trở lên, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, sẽ phải dự sát hạch lại nếu như có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ.

Trình tự cấp lại giấy phép lái xe bao gồm những bước nào?

Giấy phép lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe mô tô phân khối lớn, xe ô tô,… Vạy khi không may bị thất lạc thì thủ tục xin cấp lại giấy phép lái xe bao gồm những bước nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ:

Cá nhân có nhu cầu sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ các giấy tờ trên sẽ nộp hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu:

Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cán bộ có trách nhiệm kiểm tra, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch thì thông báo cho cá nhân tiến hành nộp lệ phí. Thời gian là sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.

Sau đó thực hiện việc cấp lại giấy phép lái xe.

Lưu ý:

Lệ phí cấp lại giấy phép lái xe cụ thể như sau:

– Trường hợp có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng:

+ Lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe: 135.000 đồng/lần.

+ Lệ phí thi sát hạch:

Giấy phép lái xe hạng A4: Thi lý thuyết là 40.000 đồng/lần; Thi thực hành là 50.000 đồng/lần.

Giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, F: Thi lý thuyết: 90.000 đồng/lần; Thi thực hành trong hình: 300.000 đồng/lần; Thi thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng/lần.

– Trường hợp giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng:

Lệ phí cấp là 135.000 đồng/lần.

– Trường hợp Giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch:

+ Lệ phí cấp lại Giấy phép lái xe: 135.000 đồng/lần.

+ Lệ phí thi sát hạch:

Với giấy phép lái xe hạng A4: Thi lý thuyết là 40.000 đồng/lần; Thi thực hành là 50.000 đồng/lần.

Với giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, F: Thi lý thuyết: 90.000 đồng/lần; Thi thực hành trong hình: 300.000 đồng/lần; Thi thực hành trên đường giao thông công cộng: 60.000 đồng/lần.

Tải xuống mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe mới nhất

Việc sử dụng và điều khiển phương tiện là xe cộ lưu thông trên đường bộ nằm trong sự quản lý của cơ quan nhà nước, vì vậy người nào muốn điều khiển các loại phương tiện trên thì phải có Giấy phép lái xe. Khi muốn xin cấp lại giấy phép lái xe thì phải làm đơn nộp cho cơ quan.

Bạn có thể tham khảo và tải xuống mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái xe mới nhất tại đây:

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Bị tước giấy phép lái xe có làm lại được không?. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về Dịch vụ luật sư Bắc Giang. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Giấy phép lái xe sắp hết hạn thì có thể bị tước không?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về Tước quyền sử dụng giấy phép trong lĩnh vực giao thông đường bộ:
“5. Trường hợp người có hành vi vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề nhưng thời hạn sử dụng còn lại của giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó ít hơn thời hạn bị tước thì người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt có áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định đối với hành vi vi phạm. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được làm thủ tục cấp đổi, cấp mới giấy phép, chứng chỉ hành nghề”
Do đó, việc Giấy phép lái xe sắp hết hạn vẫn có thể bị người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong thời hạn nhất định. Ngoài ra, trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, người bị tước không được làm thủ tục cấp đổi, cấp mới giấy phép lái xe.

Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?

Từ ngày 1/6/2020, các bạn có thể tra cứu thông tin giấy phép lái xe bị tạm giữ trên mạng. Khi truy cập vào trang web của Cục CSGT: csgt.vn, người dùng sau khi đăng nhập chỉ cần điền số GPLX vào phần “tìm kiếm” là có thể dễ dàng tra cứu kết quả trong dữ liệu các trường hợp vi phạm. Đặc biệt, với việc bổ sung thêm chức năng tra cứu vi phạm qua hình ảnh, người điều khiển phương tiện có thể nắm được thời điểm cũng như địa điểm xảy ra vi phạm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm